Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức – TP.HCM cho biết vừa qua, tình hình mua bán heo sữa mua, heo bệnh, heo chết sau đó đưa vào các lò quay, tiêu thụ trên thị trường tiếp tục bùng phát trở lại.
Bà Đặng Thị Tuyết - Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, số lượng heo không kiểm dịch, heo chết, heo bệnh từ các tỉnh miền Trung được vận chuyển vào TP.HCM để tiêu thụ với số lượng lớn.
Số heo bệnh vẫn tiếp tục lén lút tuồn vào các lò quay ở huyện Bình Chánh.
Theo thống kê, mỗi ngày tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức có khoảng 50.000 con heo sữa được đưa vào TP.HCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống tình trạng này, nhưng do số lượng tiêu thụ lớn, được ngụy trang tinh vi nên việc kiểm soát tại trạm kiểm dịch còn nhiều khó khăn.
Mới đây, ngày 19/7, trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện và thu giữ 110 kg thịt heo sữa đựng trong 3 thùng xốp đang bốc mùi hôi thối, không có chứng nhận kiểm dịch. Người chở lô hàng trên là ông Hồ Hữu Trường Giang. Ông Giang khai nhận, ông nhận chở thuê số hàng trên cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn.
Chiều cùng ngày, trạm kiểm dịch tiếp tục phát hiện một chiếc xe mang BKS 57L do ông Nguyễn Trọng Anh làm tài xế. Chiếc xe vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi được gom từ Quảng Ngãi vào TP.HCM tiêu thụ.
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương hễ vào mùa dịch bệnh, các thương lái thi nhau thu mua heo chết, heo bệnh. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” một hộ nuôi heo phản ánh.
Heo bệnh, giá thức ăn tăng cao, người dân không đành chịu lỗ nhiều. Trong khi đó, những con lợn ốm đều có thể cho hết vào lò quay, thể chế biến thành những món ăn đặc sản. Vì thế, người dân không đem chôn hay thả trôi sông nữa mà cố gắng bán vớt vát để lấy lại tiền mua giống.
Một thương lái ở Hooc Môn cho biết: Mỗi ký heo bệnh, heo chết chỉ mua được với giá rẻ như rau từ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, bán cho các chủ lò quay đều bán được từ lên 80.000-100.000 đồng/kg.
Thương lái phù phép biến lợn ốm thành lợn giả cày đem bán tại chợ xã Đông Tân - Thái Bình.
Sau khi thu mua xong, số heo bệnh, heo sữa này đều được xử lý, ngâm tẩy trắng, dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu ngâm tẩm rồi đưa vào quay. Mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con.
Trước đó, vào đầu tháng 5, chúng tôi đã mục sở thị những con lợn sữa, lợn quay được chế biến từ những con lợn ốm yếu, thậm chí cả lợn chết toi mà những lái lợn thu gom từ khắp tỉnh Thái Bình.
Ở mỗi xã trong tỉnh Thái Bình luôn có một vài người chuyên săn lùng những loại lợn ốm, lợn chết như thế. Lợn ốm, lợn ngắc ngoải, lợn chết...giá cân hơi chỉ còn bằng 1/10 lợn khỏe. Khi giết ra, thịt chỉ giảm vài giá nhưng vẫn bán chạy ngoài thị trường. Những con heo chết sẽ được bán tống bán tháo ra thị trường làm món lợn quay, lợn giả cầy.
P/S: đấy cố mà ăn thịt heo đi :lol!: :lol!:
Bà Đặng Thị Tuyết - Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, số lượng heo không kiểm dịch, heo chết, heo bệnh từ các tỉnh miền Trung được vận chuyển vào TP.HCM để tiêu thụ với số lượng lớn.
Số heo bệnh vẫn tiếp tục lén lút tuồn vào các lò quay ở huyện Bình Chánh.
Theo thống kê, mỗi ngày tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức có khoảng 50.000 con heo sữa được đưa vào TP.HCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống tình trạng này, nhưng do số lượng tiêu thụ lớn, được ngụy trang tinh vi nên việc kiểm soát tại trạm kiểm dịch còn nhiều khó khăn.
Mới đây, ngày 19/7, trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện và thu giữ 110 kg thịt heo sữa đựng trong 3 thùng xốp đang bốc mùi hôi thối, không có chứng nhận kiểm dịch. Người chở lô hàng trên là ông Hồ Hữu Trường Giang. Ông Giang khai nhận, ông nhận chở thuê số hàng trên cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn.
Chiều cùng ngày, trạm kiểm dịch tiếp tục phát hiện một chiếc xe mang BKS 57L do ông Nguyễn Trọng Anh làm tài xế. Chiếc xe vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi được gom từ Quảng Ngãi vào TP.HCM tiêu thụ.
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương hễ vào mùa dịch bệnh, các thương lái thi nhau thu mua heo chết, heo bệnh. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” một hộ nuôi heo phản ánh.
Heo bệnh, giá thức ăn tăng cao, người dân không đành chịu lỗ nhiều. Trong khi đó, những con lợn ốm đều có thể cho hết vào lò quay, thể chế biến thành những món ăn đặc sản. Vì thế, người dân không đem chôn hay thả trôi sông nữa mà cố gắng bán vớt vát để lấy lại tiền mua giống.
Một thương lái ở Hooc Môn cho biết: Mỗi ký heo bệnh, heo chết chỉ mua được với giá rẻ như rau từ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, bán cho các chủ lò quay đều bán được từ lên 80.000-100.000 đồng/kg.
Thương lái phù phép biến lợn ốm thành lợn giả cày đem bán tại chợ xã Đông Tân - Thái Bình.
Sau khi thu mua xong, số heo bệnh, heo sữa này đều được xử lý, ngâm tẩy trắng, dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu ngâm tẩm rồi đưa vào quay. Mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con.
Trước đó, vào đầu tháng 5, chúng tôi đã mục sở thị những con lợn sữa, lợn quay được chế biến từ những con lợn ốm yếu, thậm chí cả lợn chết toi mà những lái lợn thu gom từ khắp tỉnh Thái Bình.
Ở mỗi xã trong tỉnh Thái Bình luôn có một vài người chuyên săn lùng những loại lợn ốm, lợn chết như thế. Lợn ốm, lợn ngắc ngoải, lợn chết...giá cân hơi chỉ còn bằng 1/10 lợn khỏe. Khi giết ra, thịt chỉ giảm vài giá nhưng vẫn bán chạy ngoài thị trường. Những con heo chết sẽ được bán tống bán tháo ra thị trường làm món lợn quay, lợn giả cầy.
P/S: đấy cố mà ăn thịt heo đi :lol!: :lol!: