Nhìn vào các số liệu thống kê của báo Tuổi Trẻ về kết quả điểm thi môn
sử, tôi giật mình. Với những con số thảm hại của môn lịch sử từ mùa thi
năm nay, các nhà làm sử cũng như những người làm công tác giáo dục hẳn
sẽ không thể bàng quan hơn nữa trước một thế hệ chủ nhân tương lai của
đất nước.
Thí
sinh dự thi khối C vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG
TP.HCM). Năm nay điểm thi môn lịch sử của trường chỉ tập trung từ 1-3
điểm - Ảnh tư liệu
Thực ra không phải đợi đến bây giờ tình trạng học môn sử ở học sinh
mới bị điểm kém như vậy. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, thế hệ
chúng tôi khi được tiếp cận môn lịch sử cũng gặp phải những khó khăn bởi
sự khô khan và thiếu thuyết phục trong cách trình bày vấn đề của hệ
thống sách giáo khoa cũng như những tư tưởng cứng nhắc theo kiểu “ta
thắng - địch thua” của chính thầy cô truyền đạt.
Thực tế, môn lịch sử được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bắt đầu
từ năm lớp 4. Và chỉ tính riêng năm học này học sinh đã phải học một
lượng kiến thức đồ sộ từ thời Nhà nước Văn Lang Âu Lạc cho đến đời nhà Nguyễn.
Với trí óc non nớt của các cháu lớp 4, việc học vẹt để trả bài vào kỳ
thi cuối năm (được lấy kết quả cho cả năm học) rồi sau đó lại xóa sạch
hoặc có nhớ cũng lõm bõm vua thời này sang ngồi nhầm ngai vàng đời khác
là điều khó tránh khỏi.
Sang những năm học tiếp theo, cứ mỗi lớp học học sinh lại được lặp đi
lặp lại những kiến thức đó nhưng với mức độ mở rộng hơn. Chính sự lặp
lại đó gây tâm trạng nhàm chán dẫn đến ý thức thiếu tập trung, môn lịch
sử lại trở nên lùng bùng hơn bao giờ hết đối với người học.
Mặt khác, với đặc thù của môn lịch sử có rất nhiều sự kiện
và số liệu. Mỗi sự kiện với những số liệu kèm theo ngày tháng sẽ khó có
thể nhớ hết được nếu không được phân tích, lý giải cụ thể thuyết phục.
Trong khi đó, ở chương trình phổ thông hiện nay thời gian dành cho
môn học này quá sức ít ỏi khiến giáo viên loay hoay không biết đường nào
mà lần với dung lượng kiến thức đầy ắp trong sách giáo khoa.
Khi phân bổ chương trình cho môn lịch sử mỗi tuần một tiết học, không
hiểu các nhà nghiên cứu giáo dục nghĩ như thế nào, nhưng với những ai
đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của việc giảng dạy sao cho “thấu” đến học trò
mới là điều vô cùng vất vả.
Đã vậy, môn lịch sử chỉ phục vụ các em chọn thi khối C nên
số học sinh không học khối này tập trung vào học những môn này hầu như
rất ít. Ngay cả các em học thi khối C, kết quả điểm thi còn như vậy, thử
hỏi những em không chọn thi khối này và khi năm nay môn lịch sử không
nằm trong những môn thi tốt nghiệp, thì vốn liếng sử nhà còn đọng lại
trong tâm trí của các em được bao nhiêu?
sử, tôi giật mình. Với những con số thảm hại của môn lịch sử từ mùa thi
năm nay, các nhà làm sử cũng như những người làm công tác giáo dục hẳn
sẽ không thể bàng quan hơn nữa trước một thế hệ chủ nhân tương lai của
đất nước.
Thí
sinh dự thi khối C vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG
TP.HCM). Năm nay điểm thi môn lịch sử của trường chỉ tập trung từ 1-3
điểm - Ảnh tư liệu
Thực ra không phải đợi đến bây giờ tình trạng học môn sử ở học sinh
mới bị điểm kém như vậy. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, thế hệ
chúng tôi khi được tiếp cận môn lịch sử cũng gặp phải những khó khăn bởi
sự khô khan và thiếu thuyết phục trong cách trình bày vấn đề của hệ
thống sách giáo khoa cũng như những tư tưởng cứng nhắc theo kiểu “ta
thắng - địch thua” của chính thầy cô truyền đạt.
Thực tế, môn lịch sử được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bắt đầu
từ năm lớp 4. Và chỉ tính riêng năm học này học sinh đã phải học một
lượng kiến thức đồ sộ từ thời Nhà nước Văn Lang Âu Lạc cho đến đời nhà Nguyễn.
Với trí óc non nớt của các cháu lớp 4, việc học vẹt để trả bài vào kỳ
thi cuối năm (được lấy kết quả cho cả năm học) rồi sau đó lại xóa sạch
hoặc có nhớ cũng lõm bõm vua thời này sang ngồi nhầm ngai vàng đời khác
là điều khó tránh khỏi.
Sang những năm học tiếp theo, cứ mỗi lớp học học sinh lại được lặp đi
lặp lại những kiến thức đó nhưng với mức độ mở rộng hơn. Chính sự lặp
lại đó gây tâm trạng nhàm chán dẫn đến ý thức thiếu tập trung, môn lịch
sử lại trở nên lùng bùng hơn bao giờ hết đối với người học.
Mặt khác, với đặc thù của môn lịch sử có rất nhiều sự kiện
và số liệu. Mỗi sự kiện với những số liệu kèm theo ngày tháng sẽ khó có
thể nhớ hết được nếu không được phân tích, lý giải cụ thể thuyết phục.
Trong khi đó, ở chương trình phổ thông hiện nay thời gian dành cho
môn học này quá sức ít ỏi khiến giáo viên loay hoay không biết đường nào
mà lần với dung lượng kiến thức đầy ắp trong sách giáo khoa.
Khi phân bổ chương trình cho môn lịch sử mỗi tuần một tiết học, không
hiểu các nhà nghiên cứu giáo dục nghĩ như thế nào, nhưng với những ai
đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của việc giảng dạy sao cho “thấu” đến học trò
mới là điều vô cùng vất vả.
Đã vậy, môn lịch sử chỉ phục vụ các em chọn thi khối C nên
số học sinh không học khối này tập trung vào học những môn này hầu như
rất ít. Ngay cả các em học thi khối C, kết quả điểm thi còn như vậy, thử
hỏi những em không chọn thi khối này và khi năm nay môn lịch sử không
nằm trong những môn thi tốt nghiệp, thì vốn liếng sử nhà còn đọng lại
trong tâm trí của các em được bao nhiêu?