Liệu ai có thể làm "vệ sinh" cho môi trường âm nhạc đang ngày càng ô nhiễm trên Internet?
Mạng Internet: công cụ hữu ích để lách luật
Sự bùng nổ của mạng Internet dần trở thành một môi trường tự do khó kiểm soát. Các sản phẩm âm nhạc có thể được phát hành tự do, bởi bất kì ai mà không cần thông qua "kiểm duyệt" . Lợi dụng điều này, nhiều ca sĩ "muốn đi đường tắt" liền cho ra đời ồ ạt các sản phẩm đánh vào sự tò mò của khán giả, hòng đánh bóng tên tuổi của mình. Việc không có các chế tài ràng buộc giúp họ có thể thả phanh sáng tạo, lắm lúc vượt ra ngoài cả những cột mốc về văn hóa và thuần phong mỹ tục.
Nếu theo con đường truyền thống, ca sĩ phải bỏ công tìm kiếm bài vở chỉn chu, hòa âm phối khí, sau đó là các công đoạn xây dựng hình tượng, in ấn, xin cấp phép, PR báo chí... Để đưa được một sản phẩm âm nhạc ra thị trường họ phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Thậm chí các rủi ro tai hại còn có thể bất ngờ ập đến, ví như Hồ Ngọc Hà từng phải thay đổi chủ đề album, in ấn lại toàn bộ bìa đĩa vì cái tên "Tình yêu không lý trí" bị bộ VHTT cho là "nhạy cảm".
Chức năng dò tìm của Google có thể tìm kiếm được
rất nhiều trang nghe nhạc trực tuyến
Trong khi đó, trên mạng lại tồn tại hàng loạt ca khúc với kiểu đặt tên quái gở gây sốc chỉ muốn đánh vào xu hướng tò mò của khán giả như: Trái tim siêu nhân Gao, Người đó và con cha chọn ai, Tôi là Gay, Đồng tính thì đã sao... Tên gọi đã "chợ" là thế mà khi nghe đến nội dung, người ta còn phải ngán ngẩm hơn gấp bội phần vì cái chất "trời ơi, đất hỡi" của nó. Với cách làm này, ca sĩ chẳng cần tốn kém các khoản chi phí lớn, và cũng không phải vướng ải "kiểm duyệt", nếu có ai đó sờ gáy thì họ cũng chỉ thản nhiên mà rằng "Tôi hát chơi mà, có kinh doanh gì đâu?".
"Hát chơi, nhưng ăn tiền thật", đó là cái lợi hiển nhiên ai cũng biết. Họ tuồn các sản phẩm của mình lên mạng cho khán giả nghe chùa, và chờ hàng ngàn cú click chuột giúp tên tuổi được nhân rộng ra ở khắp mọi nơi. Chiêu bài này trở thành công cụ hữu ích giúp các ca sĩ gây chú ý với bầu show, và lợi nhuận cũng bắt đầu đổ về từ đây.
Không ai cấm, tội gì không làm?
Chẳng tốn công sức, chi phí cao để có được một sản phẩm hút khách như thế thì dĩ nhiên là khối kẻ sẽ đua nhau làm. Tất cả những gì họ muốn là thu hút được sự chú ý, và thường đạt thành công theo cách này sẽ dễ dàng hơn. Vì thế nếu không có ai treo biển cấm thì họ cũng mặc nhiên chẳng cần biết đến "đèn đỏ" là gì.
Trong khi đó, các nhà mạng bao gồm hàng loạt trang âm nhạc uy tín cũng sẵn sàng dung túng loại ca khúc biến chất này hòng câu view. Giới trẻ càng được tạo điều kiện để thưởng thức kiểu nội dung vô bổ, ví như: "Thế gian này không có tiền, mấy ai được câu thủy chung". Và chắc chắn, dù dân trí có cao đến đâu thì không phải ai cũng đủ nhận thức để biết rằng điều mà ca sĩ đang truyền tải là vô cùng nhảm nhí.
Một trong những sản phẩm âm nhạc vô bổ lưu hành trên mạng
Người ta có thể lấy lý do "hát chơi, đưa lên mạng chia sẻ với bạn bè, người thân" để biện hộ cho hành động của mình. Lẽ đương nhiên, ai lên mạng cũng có cái quyền "hát chơi" đó, và cũng chẳng có một cơ quan nào đủ tài lực để có thể kiểm duyệt hết tất cả. Tuy nhiên, ca sĩ khác người thường ở chỗ họ có nhiều điều kiện thu hút đám đông, họ biết tìm đến nhạc sĩ để đặt bài, thực hiện hòa âm phối khí, và thậm chí là quay Video clip cho một ca khúc vô bổ để truyền bá lên mạng. Từ đó có thể thấy tất cả đều được lên kế hoạch hẳn hoi, và nó có tác động tiêu cực đến xã hội. Liệu có quá khó khăn để nhà quản lý phân biệt ai là ca sĩ, ai là dân thường trong cuộc cách mạng "hát chơi", đang diễn ra tràn lan trên mạng?
Thiết nghĩ tất cả các trang âm nhạc trực tuyến cần nghiêm chỉnh trong việc chỉ đăng tải những ca khúc đã được cấp phép của ca sĩ, tránh tình trạng đăng bài quảng bá ra cả ngoài trang chủ cho một ca khúc vô bổ chỉ vì người trình bày đã được dán mác "ca sĩ". Chỉ khi nào xuất hiện những chế tài cần thiết thì họ mới biết tìm đường tiết chế kiểu "loạn ngôn" trong âm nhạc của mình, và thôi xả rác vào mạng internet.
Mỗi người nên tự quét rác cho nhà mình
Để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mỗi người cần tự bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi rác bẩn, vì sẽ chẳng có cơ quan quản lý nào đi dọn hộ cho mỗi chúng ta.. Sở dĩ ca sĩ thích chọn đường tắt, là vì khán giả đã chỉ lối cho họ. Nếu cuối con đường ấy không phải là hàng ngàn con người đang tò mò chờ đợi, mà chỉ là một không gian vắng lặng như tờ thì liệu có ca sĩ nào dám dấn bước?
Độc giả của nhiều diễn đàn bức xúc trước các
sản phẩm kém chất lượng
Thành viên boyinred trên một diễn đàn âm nhạc bày tỏ quan điểm: "Nếu khán giả có thói quen chỉ chọn nghe những ca sĩ có thương hiệu, nghiêm túc với nghề thì chắc chắn thể loại nhạc chợ không thể thịnh hành trên mạng. Khi click phải một ca khúc tạp nham thì hãy xem ngay người trình bày là ai, và từ đó về sau quyết tẩy chay hết tất cả các sản phẩm có đề tên cô/cậu này. Thử xem ca sĩ nhạc chợ có xanh mặt mà bớt làm càn hay không".
Nhu cầu tò mò, muốn khám phá những vùng đất "đậm chất giải trí" để xả stress của cộng đồng mạng luôn tồn tại khá lớn, từ đó nhạc rác cứ nảy nở sinh sôi. Nhưng theo thời gian chúng chỉ ngày càng bộc lộ rõ khía cạnh nhảm nhí, vô bổ của mình. Hoàn toàn không khó để khán giả nhận ra những câu hát "thiếu muối" quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu. Đã đến lúc cần kiên quyết phớt lờ khi thấy một ca khúc gây sốc nào đó nằm vương vãi trên mạng, có như vậy thì chúng ta mới có thể ngăn không cho rác tràn vào tai nghe của mình.
Mạng Internet: công cụ hữu ích để lách luật
Sự bùng nổ của mạng Internet dần trở thành một môi trường tự do khó kiểm soát. Các sản phẩm âm nhạc có thể được phát hành tự do, bởi bất kì ai mà không cần thông qua "kiểm duyệt" . Lợi dụng điều này, nhiều ca sĩ "muốn đi đường tắt" liền cho ra đời ồ ạt các sản phẩm đánh vào sự tò mò của khán giả, hòng đánh bóng tên tuổi của mình. Việc không có các chế tài ràng buộc giúp họ có thể thả phanh sáng tạo, lắm lúc vượt ra ngoài cả những cột mốc về văn hóa và thuần phong mỹ tục.
Nếu theo con đường truyền thống, ca sĩ phải bỏ công tìm kiếm bài vở chỉn chu, hòa âm phối khí, sau đó là các công đoạn xây dựng hình tượng, in ấn, xin cấp phép, PR báo chí... Để đưa được một sản phẩm âm nhạc ra thị trường họ phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Thậm chí các rủi ro tai hại còn có thể bất ngờ ập đến, ví như Hồ Ngọc Hà từng phải thay đổi chủ đề album, in ấn lại toàn bộ bìa đĩa vì cái tên "Tình yêu không lý trí" bị bộ VHTT cho là "nhạy cảm".
Chức năng dò tìm của Google có thể tìm kiếm được
rất nhiều trang nghe nhạc trực tuyến
Trong khi đó, trên mạng lại tồn tại hàng loạt ca khúc với kiểu đặt tên quái gở gây sốc chỉ muốn đánh vào xu hướng tò mò của khán giả như: Trái tim siêu nhân Gao, Người đó và con cha chọn ai, Tôi là Gay, Đồng tính thì đã sao... Tên gọi đã "chợ" là thế mà khi nghe đến nội dung, người ta còn phải ngán ngẩm hơn gấp bội phần vì cái chất "trời ơi, đất hỡi" của nó. Với cách làm này, ca sĩ chẳng cần tốn kém các khoản chi phí lớn, và cũng không phải vướng ải "kiểm duyệt", nếu có ai đó sờ gáy thì họ cũng chỉ thản nhiên mà rằng "Tôi hát chơi mà, có kinh doanh gì đâu?".
"Hát chơi, nhưng ăn tiền thật", đó là cái lợi hiển nhiên ai cũng biết. Họ tuồn các sản phẩm của mình lên mạng cho khán giả nghe chùa, và chờ hàng ngàn cú click chuột giúp tên tuổi được nhân rộng ra ở khắp mọi nơi. Chiêu bài này trở thành công cụ hữu ích giúp các ca sĩ gây chú ý với bầu show, và lợi nhuận cũng bắt đầu đổ về từ đây.
Không ai cấm, tội gì không làm?
Chẳng tốn công sức, chi phí cao để có được một sản phẩm hút khách như thế thì dĩ nhiên là khối kẻ sẽ đua nhau làm. Tất cả những gì họ muốn là thu hút được sự chú ý, và thường đạt thành công theo cách này sẽ dễ dàng hơn. Vì thế nếu không có ai treo biển cấm thì họ cũng mặc nhiên chẳng cần biết đến "đèn đỏ" là gì.
Trong khi đó, các nhà mạng bao gồm hàng loạt trang âm nhạc uy tín cũng sẵn sàng dung túng loại ca khúc biến chất này hòng câu view. Giới trẻ càng được tạo điều kiện để thưởng thức kiểu nội dung vô bổ, ví như: "Thế gian này không có tiền, mấy ai được câu thủy chung". Và chắc chắn, dù dân trí có cao đến đâu thì không phải ai cũng đủ nhận thức để biết rằng điều mà ca sĩ đang truyền tải là vô cùng nhảm nhí.
Một trong những sản phẩm âm nhạc vô bổ lưu hành trên mạng
Người ta có thể lấy lý do "hát chơi, đưa lên mạng chia sẻ với bạn bè, người thân" để biện hộ cho hành động của mình. Lẽ đương nhiên, ai lên mạng cũng có cái quyền "hát chơi" đó, và cũng chẳng có một cơ quan nào đủ tài lực để có thể kiểm duyệt hết tất cả. Tuy nhiên, ca sĩ khác người thường ở chỗ họ có nhiều điều kiện thu hút đám đông, họ biết tìm đến nhạc sĩ để đặt bài, thực hiện hòa âm phối khí, và thậm chí là quay Video clip cho một ca khúc vô bổ để truyền bá lên mạng. Từ đó có thể thấy tất cả đều được lên kế hoạch hẳn hoi, và nó có tác động tiêu cực đến xã hội. Liệu có quá khó khăn để nhà quản lý phân biệt ai là ca sĩ, ai là dân thường trong cuộc cách mạng "hát chơi", đang diễn ra tràn lan trên mạng?
Thiết nghĩ tất cả các trang âm nhạc trực tuyến cần nghiêm chỉnh trong việc chỉ đăng tải những ca khúc đã được cấp phép của ca sĩ, tránh tình trạng đăng bài quảng bá ra cả ngoài trang chủ cho một ca khúc vô bổ chỉ vì người trình bày đã được dán mác "ca sĩ". Chỉ khi nào xuất hiện những chế tài cần thiết thì họ mới biết tìm đường tiết chế kiểu "loạn ngôn" trong âm nhạc của mình, và thôi xả rác vào mạng internet.
Mỗi người nên tự quét rác cho nhà mình
Để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mỗi người cần tự bảo vệ ngôi nhà của mình khỏi rác bẩn, vì sẽ chẳng có cơ quan quản lý nào đi dọn hộ cho mỗi chúng ta.. Sở dĩ ca sĩ thích chọn đường tắt, là vì khán giả đã chỉ lối cho họ. Nếu cuối con đường ấy không phải là hàng ngàn con người đang tò mò chờ đợi, mà chỉ là một không gian vắng lặng như tờ thì liệu có ca sĩ nào dám dấn bước?
Độc giả của nhiều diễn đàn bức xúc trước các
sản phẩm kém chất lượng
Thành viên boyinred trên một diễn đàn âm nhạc bày tỏ quan điểm: "Nếu khán giả có thói quen chỉ chọn nghe những ca sĩ có thương hiệu, nghiêm túc với nghề thì chắc chắn thể loại nhạc chợ không thể thịnh hành trên mạng. Khi click phải một ca khúc tạp nham thì hãy xem ngay người trình bày là ai, và từ đó về sau quyết tẩy chay hết tất cả các sản phẩm có đề tên cô/cậu này. Thử xem ca sĩ nhạc chợ có xanh mặt mà bớt làm càn hay không".
Nhu cầu tò mò, muốn khám phá những vùng đất "đậm chất giải trí" để xả stress của cộng đồng mạng luôn tồn tại khá lớn, từ đó nhạc rác cứ nảy nở sinh sôi. Nhưng theo thời gian chúng chỉ ngày càng bộc lộ rõ khía cạnh nhảm nhí, vô bổ của mình. Hoàn toàn không khó để khán giả nhận ra những câu hát "thiếu muối" quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu. Đã đến lúc cần kiên quyết phớt lờ khi thấy một ca khúc gây sốc nào đó nằm vương vãi trên mạng, có như vậy thì chúng ta mới có thể ngăn không cho rác tràn vào tai nghe của mình.
Nguồn: 2sao