Lớp mới nằm trên tầng 3, nhoài người ra một tẹo là với tay chạm vào cái búp đo đỏ của cây bàng già. Linh nguệch tay lấy cái bút bi cạo vào song cửa sổ đầy gỉ sắt, chậc lưỡi: “Kiểu gì cũng phải có một đợt tổng vệ sinh để sơn lại mấy cái song sắt này! Nên sơn màu tím cho lãng mạn!” “Chứng tỏ là mấy khoá trước chẳng lãng mạn tẹo nào chứ gì?” Cái Hà cười. Nó đang mải cắm mặt vào mấy dòng nguệch ngoạc to nhỏ, méo mó trên mặt bàn- sản phẩm ngứa tay trong giờ học của khoá trước, nhưng vẫn dỏng tai nghe tất cả những gì Linh nói. Linh lại chậc lưỡi, không trả lời. Ngoài sân, nắng thu rất vàng, long lanh từng đốm trên mặt bảng đen.
Lớp mới nằm trên tầng 3, nhoài người ra một tẹo là với tay chạm vào cái búp đo đỏ của cây bàng già. Linh nguệch tay lấy cái bút bi cạo vào song cửa sổ đầy gỉ sắt, chậc lưỡi: “Kiểu gì cũng phải có một đợt tổng vệ sinh để sơn lại mấy cái song sắt này! Nên sơn màu tím cho lãng mạn!” “Chứng tỏ là mấy khoá trước chẳng lãng mạn tẹo nào chứ gì?” Cái Hà cười. Nó đang mải cắm mặt vào mấy dòng nguệch ngoạc to nhỏ, méo mó trên mặt bàn- sản phẩm ngứa tay trong giờ học của khoá trước, nhưng vẫn dỏng tai nghe tất cả những gì Linh nói. Linh lại chậc lưỡi, không trả lời. Ngoài sân, nắng thu rất vàng, long lanh từng đốm trên mặt bảng đen.
“Chen vật vã trong căn-tin với một thằng béo lớp C mới ăn được bát bánh đa nhiều nước hơn bất cứ thứ gì khác còn lại, leo lên 3 tầng gác thì cái bụng đã lại như lúc chưa ăn gì!” thằng Trung đập đập vào bụng- trúng vào mặt một thằng có răng chìa ra in trên cái áo màu da cam chói lọi đến phát khiếp của nó- nháy mắt chẳng duyên dáng một tẹo nào vào khoảng trống giữa Linh và Hà, co cẳng ngồi thụp vào chỗ rồi nhả từng chữ: “Cô Giáo dục công dân đang đi đến bậc thang thứ 14 của tầng thứ 2 rồi. Nguyên văn!”. Chẳng hẹn mà gặp, hai đứa nhăn túm mặt vào. Cái Hà nguýt một cái rõ ghê gớm, còn Linh thì quay đi. Ngay từ ngày đầu tiên vào lớp, Linh đã không ưa thằng này. Một phần vì nó nói liên tục kỳ hồi, như cái cát-xét hỏng nút stop, phần khác nữa là vì cái tiếng con giáo viên của thằng Trung. Bọn ở lớp xì xào, nếu không phải con giáo viên, học hành lẹt phẹt lại hay phá rối như nó, đừng hòng vào được lớp chuyên này. Cô giáo đã có mặt ngay ở cửa lớp. Mất tận 10 giây để cái lũ học sinh đang quay ngang ngửa và làm đủ trò trong lớp lục sục đứng dậy chào. Rồi cũng mất từng ấy thời gian nữa để chúng nó lục sục và ngó nghiêng ngồi xuống.
“Tất cả đứng dậy!!! Tôi đã cho các em ngồi đâu? 9 năm học trước, các em không được biết chào thầy cô thế nào cho đúng cách à?”
Ngơ ngác…
Thế là mất đến tận bốn mươi tám phút (trừ hao phần đầu giờ và cộng thêm cả giờ ra chơi) là khoảng thời gian lũ học sinh lớp Mười mới toe được giảng về đạo đức học sinh thời nay và làm sao để chào thầy cô giáo cho đúng cách.
Linh vịn tay vào ban công, ngọ nguậy cái đầu cho đỡ mỏi. Hà thì bẻ tay răng rắc “Chao ôi, đúng là dạy môn Giáo dục công dân có khác. Tao gần như không thể nhúc nhích vì sợ. Cô phải tức muốn xì khói ra tai ấy nhỉ? Tao cá là chẳng có ai hiền như cô Hải chủ nhiệm bọn mình hồi cấp 2.” Thằng Trung chẳng hiểu chui từ góc nào ra, huýt sáo rồi nhìn con Hà vẻ của kẻ bề trên “Có thế mà đã sợ? Nếu thế thì Hà sẽ còn sợ cô Yến nhiều, cô nổi tiếng là “sát thủ” trường mình đấy!” “Sát thủ về cái gì cơ chứ?” “Rồi sẽ biết!” Thằng Trung tưng tửng bỏ lửng câu nói, huýt sáo bỏ đi. Những thằng con trai lớp Mười thường bắt đầu tập huýt sáo thành tiếng thay vì thổi xuỳ xuỳ như trước, và có vẻ chúng rất hài lòng về điều ấy.
Cái hành lang - nơi mấy đứa con gái lớp Linh vẫn trầm trồ đứng khen một anh tóc nâu học lớp 12 hay đá cầu dưới sân - giờ ra chơi này vắng teo. Tối hôm trước có Chuyện tình vượt thời gian đang xem dở nên giờ ra chơi này, bọn con gái cắm mặt trong lớp lầm rầm nốt mấy câu Giáo dục công dân chưa học xong. Thằng Trung thì đang hí húi cái gì đó với cây bút kim mực đậm, ngó ngang ngó dọc mãi. Linh đứng một mình. Nó thơ thẩn hít hà xem có phải là mùi hoa sữa không… tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng con Hà đang ra rả rất to, ngừng một tẹo để he hé nhìn vào cuốn sách, rồi lại ra rả, ra rả…
Lớp im phăng phắc. Thái dương Hà lấm tấm mồ hôi. Đứa nào đó chắc không làm được bài, cứ sột soạt lật đi lật lại tờ giấy kiểm tra. Cô Giáo dục công dân đứng ở ngay mép bàn một - chỗ Hằng cận đang làm bài say sưa. Nó có vẻ rất khoái những môn học kiểu này và dám cá nó đã học thuộc lòng tất cả câu hỏi trước hôm kiểm tra tận 3 ngày. Cô vẫn đẩy gọng kính màu nâu liên tục, đằng sau mắt kính là ánh nhìn bao quát không chừa một chỗ nào kể cả khoảng trống giữa hai đứa học sinh.
Chỉ còn 5 phút nữa sẽ có chuông báo hết giờ. Hà vừa xem đồng hồ xong, nó cuống cuồng vẩy vẩy cái bút mực cho đỡ tắc rồi lại hí hoáy viết thật nhanh. Thằng Huy ở dưới hơi nhoài sang bên cạnh nhưng chữ Trang nhỏ quá, lại xoắn vào, chẳng nhìn được chữ nào. Linh còn một cái gạch đầu dòng nữa nhưng tự dưng quên béng, tặc lưỡi lờ đi và viết cho xong cái kết luận.
Chỉ còn hai phút.
Cô xem đồng hồ rồi bước hai bước là đã đứng ở ngay trước mặt thằng Trung. Nó đang ngồi quay bút, thỉnh thoảng lại rơi loạch xoạch xuống dưới gầm bàn. Trước mặt là 3 trang giấy kín đặc chữ.
“Đứng dậy! Ra khỏi chỗ! Tôi cho em “không” điểm vì tội quay bài!”.
Cô vừa dứt lời, chuông reo inh ỏi. Mấy lớp ra sớm đã tụ tập đá cầu xôn xao một góc sân trường.
Thằng Trung có vẻ không quá tuyệt vọng. Nó vẫn cố gắng huýt sáo một cách hơi gượng rồi nhìn con Hà, giọng vớt vát: “Đấy, đã bảo là cô rất “sát thủ” mà!” Rồi tếch thẳng ra căng-tin. Con Hà thì thào: “Hình như cô Giáo dục công dân là bạn thân mẹ thằng Trung đấy. Thế mà… lạ nhỉ...”
Lớp biết trước đề Kiểm tra một tiết. Bọn lớp C kiểm tra từ hôm thứ ba và đề cô ra giống hệt của bọn lớp A vào thứ sáu tuần trước. Và thế là những đứa như thằng Trung chỉ việc giở sách và chép sẵn một tờ kẹp vào quyển vở, viết nhăng nhít trong lúc kiểm tra đến lúc nộp bài và đánh tráo hai tờ giấy. Nó đã mất công lân la dò hỏi mấy anh khoá trên để xin truyền lại kinh nghiệm này. Tất nhiên, một kinh nghiệm mang tính “một mất một còn”. Nhưng với những đứa học sinh mới vào trường thì kinh nghiệm của khoá trên luôn là một thí nghiệm đáng thực hành nhất trên đời!
Lần kiểm tra này không khí bớt căng thẳng hơn. Cái Hà đang ngậm nốt hột ô mai to tướng trong miệng, cái má phùng hết bên này đến bên kia như quai bị. Tất nhiên, nó vẫn không quên cuống cuồng kiểm tra lại cái bút hay tắc mực. Linh thì hơi nhăn trán khi chạm mắt vào song cửa sổ, lầm bầm vì không có màu tím như nó tưởng tượng. Trong đợt tổng vệ sinh, lớp sơn lại cửa sổ một màu xanh hơi xỉn. Cái bàn có những dòng chữ cái Hà vẫn cười ré thì không biết đã được chuyển đi đâu…
Cô giáo vẫn đứng ở mép bàn một, chỗ Hằng cận say sưa làm bài. Tự dưng, Linh nóng bừng cả tai. Đề cô cho hôm nay giống hệt như đề bọn lớp C và lớp A mà thằng Trung xin được hôm nọ! Không sai một chữ. Tiếng bút nghiến trên giấy xoèn xoẹt, ngày một nhanh và đều đặn hơn…
Cũng chỉ còn hai phút thì hết giờ. Cô bước hai bước. Đến ngay trước mặt Linh. “Đứng dậy! Ra khỏi chỗ! Tôi cho em “không” điểm vì tội quay bài!”.
Linh nghẹn lời. Nước mắt nhoè hết cả trang giấy kiểm tra. Vừa vặn chuông reo hết giờ.
Đứng hơi dồn vào góc ở cuối hành lang, Linh sụt sịt mấy cái vì thấy hơi tắc ở mũi. Mắt vẫn còn ướt nguyên. Nghe tiếng bước chân, nó không quay lại, quệt nhanh ngang mắt: “Đây, đợi tao một tẹo, mày lấy xe trước đi!”
Nhưng không phải là Hà.
“Lần trước Trung chép bài ra bàn và bị cô phát hiện. Cái bàn ấy bây giờ tự dưng lại chuyển vào chính chỗ của Linh. Có lẽ vì thế mà cô tưởng lần này Linh quay bài. Không phải lỗi của Linh đâu, Linh ạ. Mai Trung và Linh sẽ gặp cô!”
Nắng vẫn vàng ươm, long lanh long lanh từng đốm trên bảng.
Lớp mới nằm trên tầng 3, nhoài người ra một tẹo là với tay chạm vào cái búp đo đỏ của cây bàng già. Linh nguệch tay lấy cái bút bi cạo vào song cửa sổ đầy gỉ sắt, chậc lưỡi: “Kiểu gì cũng phải có một đợt tổng vệ sinh để sơn lại mấy cái song sắt này! Nên sơn màu tím cho lãng mạn!” “Chứng tỏ là mấy khoá trước chẳng lãng mạn tẹo nào chứ gì?” Cái Hà cười. Nó đang mải cắm mặt vào mấy dòng nguệch ngoạc to nhỏ, méo mó trên mặt bàn- sản phẩm ngứa tay trong giờ học của khoá trước, nhưng vẫn dỏng tai nghe tất cả những gì Linh nói. Linh lại chậc lưỡi, không trả lời. Ngoài sân, nắng thu rất vàng, long lanh từng đốm trên mặt bảng đen.
“Chen vật vã trong căn-tin với một thằng béo lớp C mới ăn được bát bánh đa nhiều nước hơn bất cứ thứ gì khác còn lại, leo lên 3 tầng gác thì cái bụng đã lại như lúc chưa ăn gì!” thằng Trung đập đập vào bụng- trúng vào mặt một thằng có răng chìa ra in trên cái áo màu da cam chói lọi đến phát khiếp của nó- nháy mắt chẳng duyên dáng một tẹo nào vào khoảng trống giữa Linh và Hà, co cẳng ngồi thụp vào chỗ rồi nhả từng chữ: “Cô Giáo dục công dân đang đi đến bậc thang thứ 14 của tầng thứ 2 rồi. Nguyên văn!”. Chẳng hẹn mà gặp, hai đứa nhăn túm mặt vào. Cái Hà nguýt một cái rõ ghê gớm, còn Linh thì quay đi. Ngay từ ngày đầu tiên vào lớp, Linh đã không ưa thằng này. Một phần vì nó nói liên tục kỳ hồi, như cái cát-xét hỏng nút stop, phần khác nữa là vì cái tiếng con giáo viên của thằng Trung. Bọn ở lớp xì xào, nếu không phải con giáo viên, học hành lẹt phẹt lại hay phá rối như nó, đừng hòng vào được lớp chuyên này. Cô giáo đã có mặt ngay ở cửa lớp. Mất tận 10 giây để cái lũ học sinh đang quay ngang ngửa và làm đủ trò trong lớp lục sục đứng dậy chào. Rồi cũng mất từng ấy thời gian nữa để chúng nó lục sục và ngó nghiêng ngồi xuống.
“Tất cả đứng dậy!!! Tôi đã cho các em ngồi đâu? 9 năm học trước, các em không được biết chào thầy cô thế nào cho đúng cách à?”
Ngơ ngác…
Thế là mất đến tận bốn mươi tám phút (trừ hao phần đầu giờ và cộng thêm cả giờ ra chơi) là khoảng thời gian lũ học sinh lớp Mười mới toe được giảng về đạo đức học sinh thời nay và làm sao để chào thầy cô giáo cho đúng cách.
Linh vịn tay vào ban công, ngọ nguậy cái đầu cho đỡ mỏi. Hà thì bẻ tay răng rắc “Chao ôi, đúng là dạy môn Giáo dục công dân có khác. Tao gần như không thể nhúc nhích vì sợ. Cô phải tức muốn xì khói ra tai ấy nhỉ? Tao cá là chẳng có ai hiền như cô Hải chủ nhiệm bọn mình hồi cấp 2.” Thằng Trung chẳng hiểu chui từ góc nào ra, huýt sáo rồi nhìn con Hà vẻ của kẻ bề trên “Có thế mà đã sợ? Nếu thế thì Hà sẽ còn sợ cô Yến nhiều, cô nổi tiếng là “sát thủ” trường mình đấy!” “Sát thủ về cái gì cơ chứ?” “Rồi sẽ biết!” Thằng Trung tưng tửng bỏ lửng câu nói, huýt sáo bỏ đi. Những thằng con trai lớp Mười thường bắt đầu tập huýt sáo thành tiếng thay vì thổi xuỳ xuỳ như trước, và có vẻ chúng rất hài lòng về điều ấy.
Cái hành lang - nơi mấy đứa con gái lớp Linh vẫn trầm trồ đứng khen một anh tóc nâu học lớp 12 hay đá cầu dưới sân - giờ ra chơi này vắng teo. Tối hôm trước có Chuyện tình vượt thời gian đang xem dở nên giờ ra chơi này, bọn con gái cắm mặt trong lớp lầm rầm nốt mấy câu Giáo dục công dân chưa học xong. Thằng Trung thì đang hí húi cái gì đó với cây bút kim mực đậm, ngó ngang ngó dọc mãi. Linh đứng một mình. Nó thơ thẩn hít hà xem có phải là mùi hoa sữa không… tai vẫn nghe rõ mồn một tiếng con Hà đang ra rả rất to, ngừng một tẹo để he hé nhìn vào cuốn sách, rồi lại ra rả, ra rả…
Lớp im phăng phắc. Thái dương Hà lấm tấm mồ hôi. Đứa nào đó chắc không làm được bài, cứ sột soạt lật đi lật lại tờ giấy kiểm tra. Cô Giáo dục công dân đứng ở ngay mép bàn một - chỗ Hằng cận đang làm bài say sưa. Nó có vẻ rất khoái những môn học kiểu này và dám cá nó đã học thuộc lòng tất cả câu hỏi trước hôm kiểm tra tận 3 ngày. Cô vẫn đẩy gọng kính màu nâu liên tục, đằng sau mắt kính là ánh nhìn bao quát không chừa một chỗ nào kể cả khoảng trống giữa hai đứa học sinh.
Chỉ còn 5 phút nữa sẽ có chuông báo hết giờ. Hà vừa xem đồng hồ xong, nó cuống cuồng vẩy vẩy cái bút mực cho đỡ tắc rồi lại hí hoáy viết thật nhanh. Thằng Huy ở dưới hơi nhoài sang bên cạnh nhưng chữ Trang nhỏ quá, lại xoắn vào, chẳng nhìn được chữ nào. Linh còn một cái gạch đầu dòng nữa nhưng tự dưng quên béng, tặc lưỡi lờ đi và viết cho xong cái kết luận.
Chỉ còn hai phút.
Cô xem đồng hồ rồi bước hai bước là đã đứng ở ngay trước mặt thằng Trung. Nó đang ngồi quay bút, thỉnh thoảng lại rơi loạch xoạch xuống dưới gầm bàn. Trước mặt là 3 trang giấy kín đặc chữ.
“Đứng dậy! Ra khỏi chỗ! Tôi cho em “không” điểm vì tội quay bài!”.
Cô vừa dứt lời, chuông reo inh ỏi. Mấy lớp ra sớm đã tụ tập đá cầu xôn xao một góc sân trường.
Thằng Trung có vẻ không quá tuyệt vọng. Nó vẫn cố gắng huýt sáo một cách hơi gượng rồi nhìn con Hà, giọng vớt vát: “Đấy, đã bảo là cô rất “sát thủ” mà!” Rồi tếch thẳng ra căng-tin. Con Hà thì thào: “Hình như cô Giáo dục công dân là bạn thân mẹ thằng Trung đấy. Thế mà… lạ nhỉ...”
Lớp biết trước đề Kiểm tra một tiết. Bọn lớp C kiểm tra từ hôm thứ ba và đề cô ra giống hệt của bọn lớp A vào thứ sáu tuần trước. Và thế là những đứa như thằng Trung chỉ việc giở sách và chép sẵn một tờ kẹp vào quyển vở, viết nhăng nhít trong lúc kiểm tra đến lúc nộp bài và đánh tráo hai tờ giấy. Nó đã mất công lân la dò hỏi mấy anh khoá trên để xin truyền lại kinh nghiệm này. Tất nhiên, một kinh nghiệm mang tính “một mất một còn”. Nhưng với những đứa học sinh mới vào trường thì kinh nghiệm của khoá trên luôn là một thí nghiệm đáng thực hành nhất trên đời!
Lần kiểm tra này không khí bớt căng thẳng hơn. Cái Hà đang ngậm nốt hột ô mai to tướng trong miệng, cái má phùng hết bên này đến bên kia như quai bị. Tất nhiên, nó vẫn không quên cuống cuồng kiểm tra lại cái bút hay tắc mực. Linh thì hơi nhăn trán khi chạm mắt vào song cửa sổ, lầm bầm vì không có màu tím như nó tưởng tượng. Trong đợt tổng vệ sinh, lớp sơn lại cửa sổ một màu xanh hơi xỉn. Cái bàn có những dòng chữ cái Hà vẫn cười ré thì không biết đã được chuyển đi đâu…
Cô giáo vẫn đứng ở mép bàn một, chỗ Hằng cận say sưa làm bài. Tự dưng, Linh nóng bừng cả tai. Đề cô cho hôm nay giống hệt như đề bọn lớp C và lớp A mà thằng Trung xin được hôm nọ! Không sai một chữ. Tiếng bút nghiến trên giấy xoèn xoẹt, ngày một nhanh và đều đặn hơn…
Cũng chỉ còn hai phút thì hết giờ. Cô bước hai bước. Đến ngay trước mặt Linh. “Đứng dậy! Ra khỏi chỗ! Tôi cho em “không” điểm vì tội quay bài!”.
Linh nghẹn lời. Nước mắt nhoè hết cả trang giấy kiểm tra. Vừa vặn chuông reo hết giờ.
Đứng hơi dồn vào góc ở cuối hành lang, Linh sụt sịt mấy cái vì thấy hơi tắc ở mũi. Mắt vẫn còn ướt nguyên. Nghe tiếng bước chân, nó không quay lại, quệt nhanh ngang mắt: “Đây, đợi tao một tẹo, mày lấy xe trước đi!”
Nhưng không phải là Hà.
“Lần trước Trung chép bài ra bàn và bị cô phát hiện. Cái bàn ấy bây giờ tự dưng lại chuyển vào chính chỗ của Linh. Có lẽ vì thế mà cô tưởng lần này Linh quay bài. Không phải lỗi của Linh đâu, Linh ạ. Mai Trung và Linh sẽ gặp cô!”
Nắng vẫn vàng ươm, long lanh long lanh từng đốm trên bảng.