Phạm Đình Nên (tức Cu "Nên") là một
trong tam quái giang hồ đất Cảng những năm 90 của thế kỷ trước đã bị
loại khỏi đời sống xã hội bằng một bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Đinh Đình Tuyển.
Hiện Tuyển đang cải tạo tại trại giam của Bộ Công an ở Hà Nam. 16 năm
không dài so với thời cuộc nhưng lại quá dài đối với một đời người.
Chưa “tỳ vết” cũng thành tội phạm khét tiếng
Đinh Đình Tuyển sinh năm 1968, kém Cu Nên 9 tuổi. Tuyển ở phường Vạn
Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng với mẹ và 6 người anh, chị em. Học hết
lớp 5, Tuyển nghỉ học vì nhìn thấy người ta đi thuyền thúng, vượt biên
quá nhiều nên cũng mơ ước chinh phục biển cả. Lớn chút nữa, Tuyển đi
đánh cá với các anh chị trong gia đình. Cuộc sống gắn với biển, tình yêu
với biển không giữ lại được Tuyển ở nơi chôn rau, cắt rốn này.
Năm 1990, khi mới 22 tuổi, Tuyển ra đi trên một chiếc xuồng. Cuộc
vượt biên không thành, bởi sau đó, Tuyển bị trả từ trại tỵ nạn Hồng Kông
về, có một tiền sự. Tại trại tỵ nạn, Tuyển gặp vợ chồng Cu Nên. Sau đó,
chán cái nghề đánh cá, bám mặt với biển, Tuyển vào nội thành, gây sự và
năm 1993, bị công an quận Ngô Quyền bắt trong một vụ cố ý gây thương
tích nhưng sau đó chỉ bị phạt cảnh cáo, rồi được tha.
Lý lịch như thế được giới tội phạm coi là "chưa tỳ vết", khó "đào
tạo". Cu Nên có "tài" "đào tạo" đàn em từ không hư thành hư và từ hư
thành hư hơn. Lang thang ở nội thành một thời gian, Tuyển cũng gặp lại
Cu Nên trong một lần tình cờ trong quán cà phê. Thế là Tuyển theo Nên về
đại bản doanh và nhà của Nên, trở thành đệ tử ruột của Nên từ đó. Tuyển
bảo: "Cả tôi và anh Nên chẳng nói nhiều mà nhìn nhau, hiểu ý, thế là
thành thân, vậy thôi".
Trong 7 vụ mà toà án TP. Hải Phòng đưa ra xét xử năm 1995, vai trò
của Tuyển thường đứng thứ 2, sau Cu Nên. Tuyển cho biết, ngày đó, cứ
xong việc là về đại bản doanh ăn, ngủ, chờ lệnh của đại ca Nên: "Chưa
từng được ôm hôn một người con gái đúng nghĩa". Tuyển tâm sự: "Chưa có
vợ con, không bị ràng buộc gì nên quá trình cải tạo ở trại cũng đỡ thấy
đau đớn, nhức nhối hơn". Điều Tuyển mong muốn nhất là nhận được sự tha
thứ của mẹ và các anh, chị em trong gia đình, nhận được sự an ủi, chấp
nhận khi Tuyển được tự do.
Tên tội phạm luôn dùng hàng “nóng”
Va chạm trong giới giang hồ là thường xuyên. Đối với băng nhóm của
Tuyển ngày đó, lại càng thường xuyên hơn vì Cu Nên luôn thích dùng bạo
lực để xử lý "công việc". Tuyển đã đánh người chỉ vì người thân, người
này va chạm với cháu của đại ca. Sau đó, Tuyển đâm chết người, vì người
này là bạn của nạn nhân. Tuyển nhớ lại, người đàn ông vô tội ấy phải
nhập viện vì vết thương quá nặng, nhưng vì nhận được lệnh của đại ca nên
Tuyển và Linh "cu" vẫn tiếp tục bám viện để xử lý những người khác để
trả thù cho đồng bọn bị đánh trước đó.
Gây nhiều tội lỗi dưới sự chỉ đạo của Cu Nên, Tuyển cũng không ít kẻ
thù. Lần ấy, kẻ thù của Tuyển không xử theo luật giang hồ mà theo pháp
luật. Vụ va chạm xảy ra, Tuyển bị bắt, bị tạm giam. Tại buồng tạm giam,
Tuyển bị một giang hồ khác bắt nạt. Giang hồ tên Thọ này đã không thể
vượt qua được bản tính lỳ lợm và tàn độc của Tuyển. Ra tù, Tuyển tìm đến
nhà Thọ xử lý. Không tìm được Thọ, Tuyển đã đánh bố Thọ với vài chục
cái báng súng, rồi bắn súng vào tường nhà Thọ và đang định đốt nhà thì
Cu Nên đến, bảo: "Về đi, thế là đủ rồi". Tuyển lẳng lặng theo Nên về mà
không có thêm bất cứ động thái nào. Tuyển kể: "Sau đó, không tìm Thọ nữa
nhưng Thọ vẫn sợ và đi cướp giật dây chuyền vàng của người đi đường, để
bị bắt, được ở trong tù với mục đích mong thoát khỏi sự truy đuổi của
Tuyển, được an toàn tính mạng".
Cu “Nên” và đồng bọn
Tuyển kể rằng hắn là người sử dụng súng thành thạo nhất nhóm và trong
nhóm, ngoài Nên ra, chỉ có Tuyển mới được "chơi" với súng nhiều và biết
kho giấu súng của Nên. Linh "cu" khi phê thuốc, 2 tay, 2 súng nã đạn
bừa phứa là giỏi nhưng Tuyển thì khác, bắn vào đâu là có mục đích. Theo
Tuyển, trận đọ súng với băng nhóm của Lâm "già" (tức Ngô Thế Lâm) vẫn để
lại ấn tượng đến bây giờ. Cuộc truy đuổi ấy, theo Tuyển, chẳng khác gì
phim hành động. Thế nhưng, Lâm đã thắng, vì băng của y chạy vào nhà, rồi
cho đàn em nã súng từ trên cao xuống, từ dưới gốc cây lên làm cho xe
của Tuyển và Linh “cu” nổ lốp. "Nhiều cuộc va chạm khác cũng phải dùng
đến súng nhưng không mấy khi phải bắn vì nhưng phần lớn chỉ doạ đã thấy
người ta khiếp sợ rồi" - Tuyển cho biết.
Tuyển kể lại: "Tôi và nhiều chiến hữu trúng kế của Công an. Nhà anh
Nên đối diện với Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Tiệp. Sáng hôm đó, Cung Văn
hóa có hội nghị, chẳng ai nghĩ xe ôtô xếp lớp ở đó lại là xe công an.
Tôi đi bộ từ nhà Nên sang bên kia đường gội đầu. Trong lúc đang nằm gội
đầu, tôi nghe thấy mấy người ngồi quán nước chè trước cửa nói với nhau:
"Hình như thằng Tùng "ân", Linh "cu" đang ở trong nhà”.
Ngay lúc đó bên kia đường lại có tiếng một đứa cháu gọi vọng sang:
"Chú Tuyển ơi, về chú Nên bảo gì". Tôi biết, nhà anh Nên đã bị công an
vây bắt. Nếu chạy thoát thân, tôi thừa sức bỏ chạy lúc đó. Nhưng tôi
không làm vậy, vẫn vào nhà như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, chính
Tuyển là người thông báo, nhà đã bị công an bao vây. Cu Nên không tin
điều đó xảy ra nên gắt, quát tháo loạn cả nhà lên. Để tránh đạn của các
bên, Tuyển cầm theo 4 khẩu súng và 180 viên đạn nhảy xuống bể nước công
cộng xây từ thời Pháp mà bọn này vẫn quen gọi là hầm để ẩn náu. Công an
dùng mọi biện pháp thuyết phục nhưng Tuyển vẫn ngồi im, không động tĩnh
gì, cũng chẳng trả lời. Tuyển bảo, khi nghe vợ anh Nên gọi: "Tuyển ơi,
lên đi chú, khai báo thành khẩn để được hưởng khoan hồng của pháp luật"
thì mới lên.
Thức tỉnh
Tuyển là một người đàn ông to cao, khuôn mặt đàn ông, có góc cạnh.
Tuyển khoe "rất nhiều cô gái xinh xắn, con nhà lành thích nhưng tôi chưa
mắng mỏ cô gái nào bao giờ. Có người còn nói tôi này kia khi tôi vô
tình làm họ phật ý nhưng tôi im lặng, rút lui. Với đàn ông, chỉ một cái
nhìn không thiện chí, tôi sẵn sàng cho họ ăn bạt tai hoặc viên đạn. Lần
ấy, về nhà với mẹ, cô bé hàng xóm xinh xắn lắm sang chơi. Thấy nó thích
chiếc headphone của tôi mẹ cô bé sang hỏi mượn, tôi gọi cô bé sang và
cho luôn dù vào thời điểm năm 2000 chiếc headphone rất giá trị”.
"Nói là tôi chưa có người yêu cũng đúng mà cũng sai" - Tuyển nói:
"Thực ra, tôi có cảm tình đặc biệt với một cô gái, dù chưa thổ lộ nhưng
tôi biết, giữa tôi và cô ấy là tình yêu. Nghe tin tôi bị bắt, cô ấy buồn
lắm. Sau đó, có vài lần vào trại thăm tôi. Bẵng đi một thời gian không
thấy, tôi hỏi người nhà, được biết, cô ấy đã lấy chồng. Cầu mong cô ấy
được hạnh phúc. Đó là những ký ức đẹp của một thời trai trẻ đã theo tôi
trong những năm tháng ở trại giam. Có những đêm, thảng thốt giật mình,
tôi mơ hồ nghe tiếng bạn gái trách mắng rồi lại vỗ về an ủi".
Điều đau buồn nhất trong những ngày qua là gì? Tuyển trả lời: Không
được ở bên người thân khi họ mất. Giọt nước mắt trực trào ra khỏi khoé
mắt. Tuyển kể: "Bố và anh trai chết trong một vụ đắm tàu khi đi biển.
Đứa em trai ngay sau Tuyển bị xuất huyết não rồi chết trong bệnh viện.
Đứa em trai gần út nhiễm HIV, đã chết. Vợ nó cũng nhiễm và sự sống tính
bằng ngày. "Thời trẻ, cứ đi lang thang, chẳng quan trọng chuyện gia
đình. Mất mát quá nhiều rồi mới thấy đau, xót xa" Tuyển trầm ngâm nói.
Mong muốn nhất bây giờ của Đinh Đình Tuyển là cải tạo thật tốt, được
giảm án, được về và vẫn còn nhìn thấy mẹ để có cơ hội chăm sóc mẹ. Tuyển
cũng biết, điều đó thật mong manh nhưng vẫn hy vọng cuối đường hầm sẽ
le lói ánh sáng.
trong tam quái giang hồ đất Cảng những năm 90 của thế kỷ trước đã bị
loại khỏi đời sống xã hội bằng một bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Đinh Đình Tuyển.
Hiện Tuyển đang cải tạo tại trại giam của Bộ Công an ở Hà Nam. 16 năm
không dài so với thời cuộc nhưng lại quá dài đối với một đời người.
Chưa “tỳ vết” cũng thành tội phạm khét tiếng
Đinh Đình Tuyển sinh năm 1968, kém Cu Nên 9 tuổi. Tuyển ở phường Vạn
Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng với mẹ và 6 người anh, chị em. Học hết
lớp 5, Tuyển nghỉ học vì nhìn thấy người ta đi thuyền thúng, vượt biên
quá nhiều nên cũng mơ ước chinh phục biển cả. Lớn chút nữa, Tuyển đi
đánh cá với các anh chị trong gia đình. Cuộc sống gắn với biển, tình yêu
với biển không giữ lại được Tuyển ở nơi chôn rau, cắt rốn này.
Năm 1990, khi mới 22 tuổi, Tuyển ra đi trên một chiếc xuồng. Cuộc
vượt biên không thành, bởi sau đó, Tuyển bị trả từ trại tỵ nạn Hồng Kông
về, có một tiền sự. Tại trại tỵ nạn, Tuyển gặp vợ chồng Cu Nên. Sau đó,
chán cái nghề đánh cá, bám mặt với biển, Tuyển vào nội thành, gây sự và
năm 1993, bị công an quận Ngô Quyền bắt trong một vụ cố ý gây thương
tích nhưng sau đó chỉ bị phạt cảnh cáo, rồi được tha.
Lý lịch như thế được giới tội phạm coi là "chưa tỳ vết", khó "đào
tạo". Cu Nên có "tài" "đào tạo" đàn em từ không hư thành hư và từ hư
thành hư hơn. Lang thang ở nội thành một thời gian, Tuyển cũng gặp lại
Cu Nên trong một lần tình cờ trong quán cà phê. Thế là Tuyển theo Nên về
đại bản doanh và nhà của Nên, trở thành đệ tử ruột của Nên từ đó. Tuyển
bảo: "Cả tôi và anh Nên chẳng nói nhiều mà nhìn nhau, hiểu ý, thế là
thành thân, vậy thôi".
Trong 7 vụ mà toà án TP. Hải Phòng đưa ra xét xử năm 1995, vai trò
của Tuyển thường đứng thứ 2, sau Cu Nên. Tuyển cho biết, ngày đó, cứ
xong việc là về đại bản doanh ăn, ngủ, chờ lệnh của đại ca Nên: "Chưa
từng được ôm hôn một người con gái đúng nghĩa". Tuyển tâm sự: "Chưa có
vợ con, không bị ràng buộc gì nên quá trình cải tạo ở trại cũng đỡ thấy
đau đớn, nhức nhối hơn". Điều Tuyển mong muốn nhất là nhận được sự tha
thứ của mẹ và các anh, chị em trong gia đình, nhận được sự an ủi, chấp
nhận khi Tuyển được tự do.
Tên tội phạm luôn dùng hàng “nóng”
Va chạm trong giới giang hồ là thường xuyên. Đối với băng nhóm của
Tuyển ngày đó, lại càng thường xuyên hơn vì Cu Nên luôn thích dùng bạo
lực để xử lý "công việc". Tuyển đã đánh người chỉ vì người thân, người
này va chạm với cháu của đại ca. Sau đó, Tuyển đâm chết người, vì người
này là bạn của nạn nhân. Tuyển nhớ lại, người đàn ông vô tội ấy phải
nhập viện vì vết thương quá nặng, nhưng vì nhận được lệnh của đại ca nên
Tuyển và Linh "cu" vẫn tiếp tục bám viện để xử lý những người khác để
trả thù cho đồng bọn bị đánh trước đó.
Gây nhiều tội lỗi dưới sự chỉ đạo của Cu Nên, Tuyển cũng không ít kẻ
thù. Lần ấy, kẻ thù của Tuyển không xử theo luật giang hồ mà theo pháp
luật. Vụ va chạm xảy ra, Tuyển bị bắt, bị tạm giam. Tại buồng tạm giam,
Tuyển bị một giang hồ khác bắt nạt. Giang hồ tên Thọ này đã không thể
vượt qua được bản tính lỳ lợm và tàn độc của Tuyển. Ra tù, Tuyển tìm đến
nhà Thọ xử lý. Không tìm được Thọ, Tuyển đã đánh bố Thọ với vài chục
cái báng súng, rồi bắn súng vào tường nhà Thọ và đang định đốt nhà thì
Cu Nên đến, bảo: "Về đi, thế là đủ rồi". Tuyển lẳng lặng theo Nên về mà
không có thêm bất cứ động thái nào. Tuyển kể: "Sau đó, không tìm Thọ nữa
nhưng Thọ vẫn sợ và đi cướp giật dây chuyền vàng của người đi đường, để
bị bắt, được ở trong tù với mục đích mong thoát khỏi sự truy đuổi của
Tuyển, được an toàn tính mạng".
Cu “Nên” và đồng bọn
Tuyển kể rằng hắn là người sử dụng súng thành thạo nhất nhóm và trong
nhóm, ngoài Nên ra, chỉ có Tuyển mới được "chơi" với súng nhiều và biết
kho giấu súng của Nên. Linh "cu" khi phê thuốc, 2 tay, 2 súng nã đạn
bừa phứa là giỏi nhưng Tuyển thì khác, bắn vào đâu là có mục đích. Theo
Tuyển, trận đọ súng với băng nhóm của Lâm "già" (tức Ngô Thế Lâm) vẫn để
lại ấn tượng đến bây giờ. Cuộc truy đuổi ấy, theo Tuyển, chẳng khác gì
phim hành động. Thế nhưng, Lâm đã thắng, vì băng của y chạy vào nhà, rồi
cho đàn em nã súng từ trên cao xuống, từ dưới gốc cây lên làm cho xe
của Tuyển và Linh “cu” nổ lốp. "Nhiều cuộc va chạm khác cũng phải dùng
đến súng nhưng không mấy khi phải bắn vì nhưng phần lớn chỉ doạ đã thấy
người ta khiếp sợ rồi" - Tuyển cho biết.
Tuyển kể lại: "Tôi và nhiều chiến hữu trúng kế của Công an. Nhà anh
Nên đối diện với Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Tiệp. Sáng hôm đó, Cung Văn
hóa có hội nghị, chẳng ai nghĩ xe ôtô xếp lớp ở đó lại là xe công an.
Tôi đi bộ từ nhà Nên sang bên kia đường gội đầu. Trong lúc đang nằm gội
đầu, tôi nghe thấy mấy người ngồi quán nước chè trước cửa nói với nhau:
"Hình như thằng Tùng "ân", Linh "cu" đang ở trong nhà”.
Ngay lúc đó bên kia đường lại có tiếng một đứa cháu gọi vọng sang:
"Chú Tuyển ơi, về chú Nên bảo gì". Tôi biết, nhà anh Nên đã bị công an
vây bắt. Nếu chạy thoát thân, tôi thừa sức bỏ chạy lúc đó. Nhưng tôi
không làm vậy, vẫn vào nhà như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, chính
Tuyển là người thông báo, nhà đã bị công an bao vây. Cu Nên không tin
điều đó xảy ra nên gắt, quát tháo loạn cả nhà lên. Để tránh đạn của các
bên, Tuyển cầm theo 4 khẩu súng và 180 viên đạn nhảy xuống bể nước công
cộng xây từ thời Pháp mà bọn này vẫn quen gọi là hầm để ẩn náu. Công an
dùng mọi biện pháp thuyết phục nhưng Tuyển vẫn ngồi im, không động tĩnh
gì, cũng chẳng trả lời. Tuyển bảo, khi nghe vợ anh Nên gọi: "Tuyển ơi,
lên đi chú, khai báo thành khẩn để được hưởng khoan hồng của pháp luật"
thì mới lên.
Thức tỉnh
Tuyển là một người đàn ông to cao, khuôn mặt đàn ông, có góc cạnh.
Tuyển khoe "rất nhiều cô gái xinh xắn, con nhà lành thích nhưng tôi chưa
mắng mỏ cô gái nào bao giờ. Có người còn nói tôi này kia khi tôi vô
tình làm họ phật ý nhưng tôi im lặng, rút lui. Với đàn ông, chỉ một cái
nhìn không thiện chí, tôi sẵn sàng cho họ ăn bạt tai hoặc viên đạn. Lần
ấy, về nhà với mẹ, cô bé hàng xóm xinh xắn lắm sang chơi. Thấy nó thích
chiếc headphone của tôi mẹ cô bé sang hỏi mượn, tôi gọi cô bé sang và
cho luôn dù vào thời điểm năm 2000 chiếc headphone rất giá trị”.
"Nói là tôi chưa có người yêu cũng đúng mà cũng sai" - Tuyển nói:
"Thực ra, tôi có cảm tình đặc biệt với một cô gái, dù chưa thổ lộ nhưng
tôi biết, giữa tôi và cô ấy là tình yêu. Nghe tin tôi bị bắt, cô ấy buồn
lắm. Sau đó, có vài lần vào trại thăm tôi. Bẵng đi một thời gian không
thấy, tôi hỏi người nhà, được biết, cô ấy đã lấy chồng. Cầu mong cô ấy
được hạnh phúc. Đó là những ký ức đẹp của một thời trai trẻ đã theo tôi
trong những năm tháng ở trại giam. Có những đêm, thảng thốt giật mình,
tôi mơ hồ nghe tiếng bạn gái trách mắng rồi lại vỗ về an ủi".
Điều đau buồn nhất trong những ngày qua là gì? Tuyển trả lời: Không
được ở bên người thân khi họ mất. Giọt nước mắt trực trào ra khỏi khoé
mắt. Tuyển kể: "Bố và anh trai chết trong một vụ đắm tàu khi đi biển.
Đứa em trai ngay sau Tuyển bị xuất huyết não rồi chết trong bệnh viện.
Đứa em trai gần út nhiễm HIV, đã chết. Vợ nó cũng nhiễm và sự sống tính
bằng ngày. "Thời trẻ, cứ đi lang thang, chẳng quan trọng chuyện gia
đình. Mất mát quá nhiều rồi mới thấy đau, xót xa" Tuyển trầm ngâm nói.
Mong muốn nhất bây giờ của Đinh Đình Tuyển là cải tạo thật tốt, được
giảm án, được về và vẫn còn nhìn thấy mẹ để có cơ hội chăm sóc mẹ. Tuyển
cũng biết, điều đó thật mong manh nhưng vẫn hy vọng cuối đường hầm sẽ
le lói ánh sáng.