Quá nhiều cảnh phòng the của dâm phụ Phan Kim Liên, anh hùng Lương Sơn Bạc nhiều hình xăm như xã hội đen, "Tân Thủy Hử" của đạo diễn Cúc Giác Lượng bị khán giả “ném đá” tơi tả.
Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử được coi là tứ đại kỳ thư của Trung Quốc. Bốn danh tác được ra mắt khán giả với phiên bản mới và cùng có kết quả không sáng sủa.
Tân Thủy Hử không tránh khỏi những chê bai, chỉ trích từ khán giả.
Đầu tiên là Tân Tam Quốc, tuy được đầu tư hết sức quy mô, hoành tráng, nhưng sau khi ra mắt tháng 5/2010, bộ phim của đạo diễn Cao Hy Hy lại bị xem là một trò hề và không thể sánh với bản cũ. Một năm sau, đến lượt Tân Hồng Lâu Mộng của đạo diễn Lý Thiếu Hồng không ngừng bị khán giả chỉ trích, chê bai. Ngày 7/8 vừa qua, Tân Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung cũng bị hoãn chiếu trên đài truyền hình Bắc Kinh để thay đổi, chỉnh sửa.
Ra mắt khán giả đại lục từ đầu năm, dù đã mất một năm chuẩn bị với vốn đầu tư sản xuất lên tới 1,3 tỷ nhân dân tệ, Tân Thủy Hử của đạo diễn Cúc Giác Lượng cũng chịu số phận tương tự với ba "người anh em" nói trên.
Xem Tân Thủy Hử, ngoài việc tỏ ra không ưng ý với tạo hình nhân vật và một số cảnh quay, khán giả còn khép nhà sản xuất vào tội "kém hiểu biết về lịch sử" bằng cách chỉ ra những minh chứng sau.
Ngô xuất hiện sớm 500 năm
Ở thời Bắc Tống đã có một ruộng ngô lớn.
Ngay trong tập một, Tân Thủy Hử đã có một hạt sạn to là cảnh đánh nhau giữa Tống Giang và Công Tôn Thắng diễn ra trên một ruộng ngô.
Điều đáng chú ý là trong lịch sử, giống ngô được mang về từ Mexico và bắt đầu được trồng ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 16. Bối cảnh truyện Thủy Hử diễn ra vào đời Bắc Tống (khoảng thế kỷ 11), như vậy, một ruộng ngô lớn xuất hiện để hai nhân vật tỉ thí rất vô lý. Nhà sản xuất phim đã mang ngô đến cho Trung Quốc trước tận 500 năm so với lịch sử.
Thơ phú tràn lan bất kể triều đại
Các loại thơ ca của bất kể triều đại đều có mặt đầy đủ trong Tân Thủy Hử. Khán giả không hiểu vì sao câu "Dạ lan ngọa thính phong xuy vũ, Thiết mã băng hà nhập mộng lai" trích trong một bài thơ của thi sĩ Lục Du của Nam Tống lại xuất hiện ngay từ thời Bắc Tống.
Hay lúc nhân vật Tây Môn Khánh ngẫu hứng ngâm vài câu "Mẫu đơn hoa hạ tử, tố quỷ dã phong lưu", những người rành thơ phú sẽ biết đó là những câu bài Mẫu đơn Đình của nhà thơ đời Minh, nghĩa là gần 400 năm sau mới xuất hiện.
Nhiều khán giả bức xúc không hiểu kiến thức lịch sử của nhà sản xuất đến đâu mà lại phạm những sai lầm tai hại đến vậy.
Quá ưu ái đất diễn cho dâm phụ Phan Kim Liên
Với những cảnh quay "nóng", Tân Thủy Hử bị ví với Kim Bình Mai.
Trong nguyên tác Thủy Hử, tuy là một nhân vật khá nổi bật nhưng nhân vật dâm phụ Phan Kim Liên xuất hiện không nhiều. Tuy nhiên, dường như nhà sản xuất Tân Thủy Hử lại tỏ ra ưu ái người đàn bà dâm đãng. Cảnh phòng the của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dài hơn 40 phút với những cảnh khiến người xem phải nóng mặt. Nhiều khán giả bức xúc ví Tân Thủy Hử với Kim Bình Mai - một cuốn tiểu thuyết thiên về miêu tả cuộc sống hưởng lạc đồi trụy của Tây Môn Khánh.
Tạo hình anh hùng nghĩa hiệp không khác gì dân xã hội đen
Những anh hùng Lương Sơn Bạc xăm trổ đầy mình.
Ai cũng biết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc là chính linh hồn của Thủy Hử, nhưng những anh hùng xuất hiện trong Tân Thủy Hử không khác những tên xã hội đen bởi cách tạo hình không giống ai.
Những nam tử hán đại trượng phu như Võ Tòng, Lâm Xung, Tống Giang lại xăm trổ đầy mình khiến người xem thấy ghê sợ, phản cảm thay vì yêu quý, ngưỡng mộ. Ngay lập tức, những nhà làm phim Tân Thủy Hử bị lên án là thiếu tôn trọng các vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Và một số hạt sạn khác:
Hai cảnh quay liên tiếp nhau nhưng vệt máu mỗi lúc một khác
Lộ rõ chiếc áo lông của diễn viên Trương Thiết Lâm.
Lấp ló chiếc mũ lưỡi trai của ai đó.
Đại diện của nhà sản xuất đã thừa nhận sai sót về chi tiết ruộng ngô và giải thích, đoàn làm phim không thể tìm được ruộng cao lương như trong nguyên tác nên mới lấy ruộng ngô thay thế. Bà còn bày tỏ: "Chứng tỏ khán giả rất quan tâm đến Tân Thủy Hử, chúng tôi rất biết ơn vì điều đó, nhưng hy vọng khán giả xin bao dung hơn với bộ phim".
Theo VTC News
Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử được coi là tứ đại kỳ thư của Trung Quốc. Bốn danh tác được ra mắt khán giả với phiên bản mới và cùng có kết quả không sáng sủa.
Tân Thủy Hử không tránh khỏi những chê bai, chỉ trích từ khán giả.
Đầu tiên là Tân Tam Quốc, tuy được đầu tư hết sức quy mô, hoành tráng, nhưng sau khi ra mắt tháng 5/2010, bộ phim của đạo diễn Cao Hy Hy lại bị xem là một trò hề và không thể sánh với bản cũ. Một năm sau, đến lượt Tân Hồng Lâu Mộng của đạo diễn Lý Thiếu Hồng không ngừng bị khán giả chỉ trích, chê bai. Ngày 7/8 vừa qua, Tân Tây Du Ký của đạo diễn Trương Kỷ Trung cũng bị hoãn chiếu trên đài truyền hình Bắc Kinh để thay đổi, chỉnh sửa.
Ra mắt khán giả đại lục từ đầu năm, dù đã mất một năm chuẩn bị với vốn đầu tư sản xuất lên tới 1,3 tỷ nhân dân tệ, Tân Thủy Hử của đạo diễn Cúc Giác Lượng cũng chịu số phận tương tự với ba "người anh em" nói trên.
Xem Tân Thủy Hử, ngoài việc tỏ ra không ưng ý với tạo hình nhân vật và một số cảnh quay, khán giả còn khép nhà sản xuất vào tội "kém hiểu biết về lịch sử" bằng cách chỉ ra những minh chứng sau.
Ngô xuất hiện sớm 500 năm
Ở thời Bắc Tống đã có một ruộng ngô lớn.
Ngay trong tập một, Tân Thủy Hử đã có một hạt sạn to là cảnh đánh nhau giữa Tống Giang và Công Tôn Thắng diễn ra trên một ruộng ngô.
Điều đáng chú ý là trong lịch sử, giống ngô được mang về từ Mexico và bắt đầu được trồng ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 16. Bối cảnh truyện Thủy Hử diễn ra vào đời Bắc Tống (khoảng thế kỷ 11), như vậy, một ruộng ngô lớn xuất hiện để hai nhân vật tỉ thí rất vô lý. Nhà sản xuất phim đã mang ngô đến cho Trung Quốc trước tận 500 năm so với lịch sử.
Thơ phú tràn lan bất kể triều đại
Các loại thơ ca của bất kể triều đại đều có mặt đầy đủ trong Tân Thủy Hử. Khán giả không hiểu vì sao câu "Dạ lan ngọa thính phong xuy vũ, Thiết mã băng hà nhập mộng lai" trích trong một bài thơ của thi sĩ Lục Du của Nam Tống lại xuất hiện ngay từ thời Bắc Tống.
Hay lúc nhân vật Tây Môn Khánh ngẫu hứng ngâm vài câu "Mẫu đơn hoa hạ tử, tố quỷ dã phong lưu", những người rành thơ phú sẽ biết đó là những câu bài Mẫu đơn Đình của nhà thơ đời Minh, nghĩa là gần 400 năm sau mới xuất hiện.
Nhiều khán giả bức xúc không hiểu kiến thức lịch sử của nhà sản xuất đến đâu mà lại phạm những sai lầm tai hại đến vậy.
Quá ưu ái đất diễn cho dâm phụ Phan Kim Liên
Với những cảnh quay "nóng", Tân Thủy Hử bị ví với Kim Bình Mai.
Trong nguyên tác Thủy Hử, tuy là một nhân vật khá nổi bật nhưng nhân vật dâm phụ Phan Kim Liên xuất hiện không nhiều. Tuy nhiên, dường như nhà sản xuất Tân Thủy Hử lại tỏ ra ưu ái người đàn bà dâm đãng. Cảnh phòng the của đôi gian phu, dâm phụ Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dài hơn 40 phút với những cảnh khiến người xem phải nóng mặt. Nhiều khán giả bức xúc ví Tân Thủy Hử với Kim Bình Mai - một cuốn tiểu thuyết thiên về miêu tả cuộc sống hưởng lạc đồi trụy của Tây Môn Khánh.
Tạo hình anh hùng nghĩa hiệp không khác gì dân xã hội đen
Những anh hùng Lương Sơn Bạc xăm trổ đầy mình.
Ai cũng biết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc là chính linh hồn của Thủy Hử, nhưng những anh hùng xuất hiện trong Tân Thủy Hử không khác những tên xã hội đen bởi cách tạo hình không giống ai.
Những nam tử hán đại trượng phu như Võ Tòng, Lâm Xung, Tống Giang lại xăm trổ đầy mình khiến người xem thấy ghê sợ, phản cảm thay vì yêu quý, ngưỡng mộ. Ngay lập tức, những nhà làm phim Tân Thủy Hử bị lên án là thiếu tôn trọng các vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Và một số hạt sạn khác:
Hai cảnh quay liên tiếp nhau nhưng vệt máu mỗi lúc một khác
Lộ rõ chiếc áo lông của diễn viên Trương Thiết Lâm.
Lấp ló chiếc mũ lưỡi trai của ai đó.
Đại diện của nhà sản xuất đã thừa nhận sai sót về chi tiết ruộng ngô và giải thích, đoàn làm phim không thể tìm được ruộng cao lương như trong nguyên tác nên mới lấy ruộng ngô thay thế. Bà còn bày tỏ: "Chứng tỏ khán giả rất quan tâm đến Tân Thủy Hử, chúng tôi rất biết ơn vì điều đó, nhưng hy vọng khán giả xin bao dung hơn với bộ phim".
Theo VTC News