Google, OpenDNS cũng như các nhà cung cấp dịch vụ
Internet và cung cấp dịch vụ nội dung vừa bắt tay nhau để cụ thể hóa ý
tưởng giúp tăng tốc độ Internet toàn cầu.
Liên minh “cứu rỗi thế giới Internet” bao gồm Google,
Verisign, OpenDNS và mạng lưới giao dịch nội dung như Comodo và
BitGravity. Thông qua việc thay đổi các yêu cầu xử lý DNS, độ trễ (lag)
khi người dùng truy cập vào một website bất kì hoặc truyền tải
(streaming) video hay nhạc từ các dịch vụ giải trí trực tuyến sẽ giảm
đáng kể.
Hiện nay, rất nhiều website trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, đều sử dụng CDN (Content Delivery Networks – mạng
giao dịch nội dung). CDN là một hệ thống nhiều máy tính (máy chủ) chứa
những bản sao về nội dung, những máy chủ này được đặt ở nhiều nơi trong
một mạng lưới và tối đa hóa băng thông cho việc truy cập dữ liệu.
Khi một người dùng truy cập vào bản sao nội dung được
chứa trên máy chủ gần với điểm truy cập người dùng nhất sẽ làm giảm
tình trạng tắc nghẽn so với việc tất cả người dùng cùng truy cập vào
một máy chủ trung tâm. Nhờ vậy, tốc độ tải trang và các hoạt động trực
tuyến sẽ nhanh hơn.
Nói một cách đơn giản, hệ thống này như những “cửa
hàng chi nhánh” có mặt ở gần “nơi ở” của người dùng, nhờ đó người dùng
sẽ “mua hàng” được nhanh chóng hơn thay vì xếp hàng dài ở một cửa hàng
duy nhất.
Quay trở lại với dự án “Tăng tốc Internet toàn cầu”,
đây thực chất là một sự liên kết giữa các CDN nói trên lại với nhau với
các dịch vụ DNS thông qua một tiêu chuẩn mở mang tên
“edns-client-subnet”, giúp “làm phẳng” nền nội dung số trên đám mây,
giảm độ trễ, giảm tắc nghẽn, tăng tốc độ truy cập Internet.
Tuy tiêu chuẩn này vốn không được Tổ chức đặc nhiệm kĩ
thuật Internet IETF thông qua, nhưng với hơn 30 triệu người đang dùng
OpenDNS và cả Google Public DNS, lợi ích mà nó mang lại là không thể
phủ nhận.
Hiện tại, sau lưng bộ tam Google, Verisign và OpenDNS
là một liên minh đông đảo các nhà dịch vụ cung cấp CDN như Edgecast,
Cloudflare, BitGravity, CD Networks và Comodo sẵn sàng chung tay phát
triển cho dự án “Tăng tốc internet toàn cầu”.
Nguồn: tuoitre
Internet và cung cấp dịch vụ nội dung vừa bắt tay nhau để cụ thể hóa ý
tưởng giúp tăng tốc độ Internet toàn cầu.
Liên minh “cứu rỗi thế giới Internet” bao gồm Google,
Verisign, OpenDNS và mạng lưới giao dịch nội dung như Comodo và
BitGravity. Thông qua việc thay đổi các yêu cầu xử lý DNS, độ trễ (lag)
khi người dùng truy cập vào một website bất kì hoặc truyền tải
(streaming) video hay nhạc từ các dịch vụ giải trí trực tuyến sẽ giảm
đáng kể.
Hiện nay, rất nhiều website trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, đều sử dụng CDN (Content Delivery Networks – mạng
giao dịch nội dung). CDN là một hệ thống nhiều máy tính (máy chủ) chứa
những bản sao về nội dung, những máy chủ này được đặt ở nhiều nơi trong
một mạng lưới và tối đa hóa băng thông cho việc truy cập dữ liệu.
Với vai trò đầu tàu, liệu Google có giúp internet toàn cầu nhanh hơn? - Ảnh: Time.com |
chứa trên máy chủ gần với điểm truy cập người dùng nhất sẽ làm giảm
tình trạng tắc nghẽn so với việc tất cả người dùng cùng truy cập vào
một máy chủ trung tâm. Nhờ vậy, tốc độ tải trang và các hoạt động trực
tuyến sẽ nhanh hơn.
Nói một cách đơn giản, hệ thống này như những “cửa
hàng chi nhánh” có mặt ở gần “nơi ở” của người dùng, nhờ đó người dùng
sẽ “mua hàng” được nhanh chóng hơn thay vì xếp hàng dài ở một cửa hàng
duy nhất.
Quay trở lại với dự án “Tăng tốc Internet toàn cầu”,
đây thực chất là một sự liên kết giữa các CDN nói trên lại với nhau với
các dịch vụ DNS thông qua một tiêu chuẩn mở mang tên
“edns-client-subnet”, giúp “làm phẳng” nền nội dung số trên đám mây,
giảm độ trễ, giảm tắc nghẽn, tăng tốc độ truy cập Internet.
Tuy tiêu chuẩn này vốn không được Tổ chức đặc nhiệm kĩ
thuật Internet IETF thông qua, nhưng với hơn 30 triệu người đang dùng
OpenDNS và cả Google Public DNS, lợi ích mà nó mang lại là không thể
phủ nhận.
Hiện tại, sau lưng bộ tam Google, Verisign và OpenDNS
là một liên minh đông đảo các nhà dịch vụ cung cấp CDN như Edgecast,
Cloudflare, BitGravity, CD Networks và Comodo sẵn sàng chung tay phát
triển cho dự án “Tăng tốc internet toàn cầu”.
Nguồn: tuoitre