Ở Trung Quốc, lưu huỳnh có thể sử dụng trong việc sản xuất đũa tre với lượng rất thấp, dư lượng sulfur dioxide dưới 600 milligram/kg đũa, nhưng lưu huỳnh không được sử dụng trong việc sản xuất đũa gỗ.
Ngày 17.3 vừa qua, diễn viên Hoàng Bột, người vừa tham gia vai diễn Tôn Ngộ Không trong phim mới của Châu Tinh Trì Tây Du Ký: Tình sử ngoại truyện, phản ánh thông tin lên blog cá nhân về loại đũa dùng một lần ở nhà hàng. Ông rất ngạc nhiên khi thấy nước chuyển sang màu vàng và bốc mùi khó chịu khi thử mang đi rửa.
"Ngừng sử dụng đũa (loại dùng một lần rồi bỏ) không chỉ cứu môi trường mà còn cứu chính mạng sống của bạn", Hoàng Bột viết. Thông điệp được chia sẻ tới 125.000 lần.
Một loại đũa dùng 1 lần
Trong đó, cư dân mạng hỏi nam diễn viên về tên nhà hàng nhưng ôngcho biết loại đũa này không chỉ có mặt ở một nhà hàng, mà nó rất phổ biến ở Trung Quốc.
Tờ Nhật Báo Trung Hoa dẫn lời Tổng thư ký Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế Dong Jinshi cho biết màu sắc và mùi hôi của đôi đũa cho thấy chúng đã được ngâm qua lưu huỳnh và nhiều hóa chất độc hại khác.
"Lưu huỳnh, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất chống nấm mốc là những hóa chất thường dùng để làm đũa (loại dùng một lần rồi bỏ), mặc dù những chất này rất độc hại và cấm dùng", ông Dong Jinshi nói.
Ở Trung Quốc, lưu huỳnh có thể sử dụng trong việc sản xuất đũa tre với lượng rất thấp, dư lượng sulfur dioxide dưới 600 milligram/kg đũa, nhưng lưu huỳnh không được sử dụng trong việc sản xuất đũa gỗ. Tuy nhiên, theo ông Dong, tiêu chuẩn này chưa bao giờ được thực hiện.
Loại đũa kém chất lượng này thường được sản xuất ở các cơ sở nhỏ lẻ vùng núi không có giấy phép sản xuất, sau đó được chuyển lên thành phố để đóng gói.
Fan Zhihong, một chuyên gia an toàn thực phẩm ở Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, cho biết: "Không có có số liệu nào cho thấy dư lượng hóa chất hoặc số hóa chất mà người dùng tiêu thụ, vì vậy rất khó để đánh giá rủi ro do đũa chứa hóa chất gây nên".
Mặt khác, người tiêu dùng cũng không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu xem các loại đũa có nguy hiểm hay không.
Người sử dụng thực phẩm chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao sẽ gây tổn thương về thần kinh, giảm thị lực, thay đổi hành vi, ảnh hưởng thị lực, sự phát triển của não. Ngoài ra, lưu huỳnh tích tụ lâu dài trong cơ thể tổn hại cho phổi, nhiễm độc máu, suy thận...
Theo Người Lao Động/Nhật Báo Trung Hoa
Ngày 17.3 vừa qua, diễn viên Hoàng Bột, người vừa tham gia vai diễn Tôn Ngộ Không trong phim mới của Châu Tinh Trì Tây Du Ký: Tình sử ngoại truyện, phản ánh thông tin lên blog cá nhân về loại đũa dùng một lần ở nhà hàng. Ông rất ngạc nhiên khi thấy nước chuyển sang màu vàng và bốc mùi khó chịu khi thử mang đi rửa.
"Ngừng sử dụng đũa (loại dùng một lần rồi bỏ) không chỉ cứu môi trường mà còn cứu chính mạng sống của bạn", Hoàng Bột viết. Thông điệp được chia sẻ tới 125.000 lần.
Một loại đũa dùng 1 lần
Trong đó, cư dân mạng hỏi nam diễn viên về tên nhà hàng nhưng ôngcho biết loại đũa này không chỉ có mặt ở một nhà hàng, mà nó rất phổ biến ở Trung Quốc.
Tờ Nhật Báo Trung Hoa dẫn lời Tổng thư ký Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế Dong Jinshi cho biết màu sắc và mùi hôi của đôi đũa cho thấy chúng đã được ngâm qua lưu huỳnh và nhiều hóa chất độc hại khác.
"Lưu huỳnh, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất chống nấm mốc là những hóa chất thường dùng để làm đũa (loại dùng một lần rồi bỏ), mặc dù những chất này rất độc hại và cấm dùng", ông Dong Jinshi nói.
Ở Trung Quốc, lưu huỳnh có thể sử dụng trong việc sản xuất đũa tre với lượng rất thấp, dư lượng sulfur dioxide dưới 600 milligram/kg đũa, nhưng lưu huỳnh không được sử dụng trong việc sản xuất đũa gỗ. Tuy nhiên, theo ông Dong, tiêu chuẩn này chưa bao giờ được thực hiện.
Loại đũa kém chất lượng này thường được sản xuất ở các cơ sở nhỏ lẻ vùng núi không có giấy phép sản xuất, sau đó được chuyển lên thành phố để đóng gói.
Fan Zhihong, một chuyên gia an toàn thực phẩm ở Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh, cho biết: "Không có có số liệu nào cho thấy dư lượng hóa chất hoặc số hóa chất mà người dùng tiêu thụ, vì vậy rất khó để đánh giá rủi ro do đũa chứa hóa chất gây nên".
Mặt khác, người tiêu dùng cũng không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu xem các loại đũa có nguy hiểm hay không.
Người sử dụng thực phẩm chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao sẽ gây tổn thương về thần kinh, giảm thị lực, thay đổi hành vi, ảnh hưởng thị lực, sự phát triển của não. Ngoài ra, lưu huỳnh tích tụ lâu dài trong cơ thể tổn hại cho phổi, nhiễm độc máu, suy thận...
Theo Người Lao Động/Nhật Báo Trung Hoa