Ông Phan Đình Tân, Phó Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ VHTTDL cho biết: "Danh hiệu ĐSDL chỉ làm nhiệm kỳ trong vòng 1 năm thì đương nhiên là đã hết thời gian có hiệu lực".
Trước việc Lý Nhã Kỳ nhân danh ĐSDL Việt Nam để trả lời báo chí nước ngoài, ông Tân cho biết: "Trong giai đoạn này chúng ta chưa có một ĐSDL nào chính thức. Tôi không có bình luận gì trước những phát ngôn của Lý Nhã Kỳ do chưa xem trực tiếp hình ảnh đó".
Theo quan điểm của ông Tân, nhiều người nổi tiếng họ muốn xây dựng hình ảnh bằng nhiều cách khác nhau, kể cả cách tạo scandal, gây làn sóng dư luận. Còn trước chuyện Lý Nhã Kỳ nhân danh danh hiệu ĐSDL đã hết để quảng bá nhãn hàng rượu hay kim cương, ông Tân khẳng định: "Tôi không biết nên tôi cũng không bình luận, Bộ VHTTDL không quan tâm đến chuyện đó, vì không liên quan".
Ông cũng khẳng định: "Mỗi người đã đủ độ tuổi trưởng thành thì chịu trách nhiệm hình ảnh của mình trước công chúng. Quan trọng nhất đối với một người mà công chúng biết đến đó là hình ảnh, là sự quý mến của công chúng, nếu sử dụng để quảng bá, PR thái quá, thì công chúng sẽ mất niềm tin và phản ứng ngay".
Còn theo nhận định của ông Tân, mỗi một người Việt Nam đi ra tạo nên hình ảnh tốt, hình ảnh đẹp thì cũng được coi là Đại sứ, tự họ hoàn thành sứ mạng to lớn của mình để quảng bá hình ảnh cho đất nước thì cũng là một Đại sứ hình ảnh. Chúng ta đi ra nước ngoài, có những hành động quảng bá cho du lịch Việt Nam để bạn bè thế giới nhìn thấy thì báo chí cũng sẽ biết đến bạn là một Đại sứ hình ảnh của Việt Nam, chỉ là những con người bình dị thôi, nhưng cũng có thể làm được nhiều điều.
Về chuyện Lý Nhã Kỳ xưng là ĐSDL của Việt Nam khi hiện tại cô đã hết nhiệm kỳ có mạo danh, vi phạm quy định không, ông Tân cũng cho biết: "Chúng ta đừng khắt khe quá với hai từ Đại sứ, ai trong chúng ta cũng có thể làm Đại sứ. Người đi sang nước ngoài mà được bạn bè quốc tế tôn trọng thì cũng được coi là một Đại sứ".
Ông cũng đưa ra những đánh giá, nhận định về danh hiệu này: "Theo như một cán bộ cấp cao đã nói là Đại sứ là một danh hiệu cao quý do chủ tịch nước phong tặng đó là trường hợp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Danh hiệu ĐSDL này các nước trên thế giới đều làm, đó chỉ là một danh hiệu tượng trưng chứ nó không phải một chức danh hành chính của cơ quan nhà nước, đương nhiên ĐSDL chỉ là một danh hiệu. Nhiều quốc gia dùng búp bê, linh vật... để làm đại sứ văn hoá, đại sứ hình ảnh”.
"Nó chỉ mang tính chất tôn vinh trong một thời điểm như Đại sứ giao thông thì do Bộ GTVT bầu, Đại sứ nông nghiệp thì do Bộ Nông nghiệp bầu... Đây không phải là một chức danh Đại sứ công vụ như một số ý kiến đã nêu. Đừng hiểu Đại sứ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, chúng ta không nên nhầm lẫn những quy định, khái niệm như vậy".
Trước đó, ông Trần Nhất Hoàng – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VHTTDL - Cục Hợp tác Quốc tế cho biết: "Báo chí, những nhân vật truyền thông, những người nổi tiếng họ đều ít nhiều là những người đi quảng bá cho du lịch. Cho nên có hay chưa có ĐSDL thì việc quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn được thực hiện bởi bộ máy của nhà nước cũng như các cá nhân bằng công việc của mình gián tiếp thực hiện công việc đó. Chứ không phải là không có ĐSDL là không thực hiện việc quảng bá".
Nếu như mỗi người Việt Nam có thể trở thành Đại sứ để quảng bá du lịch thì tại sao lại bầu chọn ra ĐSDL, ông Hoàng cũng cho biết: “ĐSDL là một danh hiệu khá phổ biến trên thế giới, mà đất nước mình cũng có những nhân vật phù hợp thì mình cũng nên thực hiện những việc đó".
Theo Tiin
Trước việc Lý Nhã Kỳ nhân danh ĐSDL Việt Nam để trả lời báo chí nước ngoài, ông Tân cho biết: "Trong giai đoạn này chúng ta chưa có một ĐSDL nào chính thức. Tôi không có bình luận gì trước những phát ngôn của Lý Nhã Kỳ do chưa xem trực tiếp hình ảnh đó".
Theo quan điểm của ông Tân, nhiều người nổi tiếng họ muốn xây dựng hình ảnh bằng nhiều cách khác nhau, kể cả cách tạo scandal, gây làn sóng dư luận. Còn trước chuyện Lý Nhã Kỳ nhân danh danh hiệu ĐSDL đã hết để quảng bá nhãn hàng rượu hay kim cương, ông Tân khẳng định: "Tôi không biết nên tôi cũng không bình luận, Bộ VHTTDL không quan tâm đến chuyện đó, vì không liên quan".
Ông cũng khẳng định: "Mỗi người đã đủ độ tuổi trưởng thành thì chịu trách nhiệm hình ảnh của mình trước công chúng. Quan trọng nhất đối với một người mà công chúng biết đến đó là hình ảnh, là sự quý mến của công chúng, nếu sử dụng để quảng bá, PR thái quá, thì công chúng sẽ mất niềm tin và phản ứng ngay".
Còn theo nhận định của ông Tân, mỗi một người Việt Nam đi ra tạo nên hình ảnh tốt, hình ảnh đẹp thì cũng được coi là Đại sứ, tự họ hoàn thành sứ mạng to lớn của mình để quảng bá hình ảnh cho đất nước thì cũng là một Đại sứ hình ảnh. Chúng ta đi ra nước ngoài, có những hành động quảng bá cho du lịch Việt Nam để bạn bè thế giới nhìn thấy thì báo chí cũng sẽ biết đến bạn là một Đại sứ hình ảnh của Việt Nam, chỉ là những con người bình dị thôi, nhưng cũng có thể làm được nhiều điều.
Về chuyện Lý Nhã Kỳ xưng là ĐSDL của Việt Nam khi hiện tại cô đã hết nhiệm kỳ có mạo danh, vi phạm quy định không, ông Tân cũng cho biết: "Chúng ta đừng khắt khe quá với hai từ Đại sứ, ai trong chúng ta cũng có thể làm Đại sứ. Người đi sang nước ngoài mà được bạn bè quốc tế tôn trọng thì cũng được coi là một Đại sứ".
Ông cũng đưa ra những đánh giá, nhận định về danh hiệu này: "Theo như một cán bộ cấp cao đã nói là Đại sứ là một danh hiệu cao quý do chủ tịch nước phong tặng đó là trường hợp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Danh hiệu ĐSDL này các nước trên thế giới đều làm, đó chỉ là một danh hiệu tượng trưng chứ nó không phải một chức danh hành chính của cơ quan nhà nước, đương nhiên ĐSDL chỉ là một danh hiệu. Nhiều quốc gia dùng búp bê, linh vật... để làm đại sứ văn hoá, đại sứ hình ảnh”.
"Nó chỉ mang tính chất tôn vinh trong một thời điểm như Đại sứ giao thông thì do Bộ GTVT bầu, Đại sứ nông nghiệp thì do Bộ Nông nghiệp bầu... Đây không phải là một chức danh Đại sứ công vụ như một số ý kiến đã nêu. Đừng hiểu Đại sứ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, chúng ta không nên nhầm lẫn những quy định, khái niệm như vậy".
Trước đó, ông Trần Nhất Hoàng – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VHTTDL - Cục Hợp tác Quốc tế cho biết: "Báo chí, những nhân vật truyền thông, những người nổi tiếng họ đều ít nhiều là những người đi quảng bá cho du lịch. Cho nên có hay chưa có ĐSDL thì việc quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn được thực hiện bởi bộ máy của nhà nước cũng như các cá nhân bằng công việc của mình gián tiếp thực hiện công việc đó. Chứ không phải là không có ĐSDL là không thực hiện việc quảng bá".
Nếu như mỗi người Việt Nam có thể trở thành Đại sứ để quảng bá du lịch thì tại sao lại bầu chọn ra ĐSDL, ông Hoàng cũng cho biết: “ĐSDL là một danh hiệu khá phổ biến trên thế giới, mà đất nước mình cũng có những nhân vật phù hợp thì mình cũng nên thực hiện những việc đó".
Theo Tiin