Thú cưng càng quái, càng thể hiện độ 'chơi' của chủ nhân.
Đối với một số người, thú cưng là những chú cún, mèo hay lợn chỉ là những loài vật "tầm thường", nên họ săn lùng những vật ngoại lai hay kỳ lạ để tạo nên cá tính cho riêng mình - Rết Nam Phi là một trong những lựa chọn hàng đầu cho thú chơi quái đản này.
Những con rết Nam Phi trưởng thành có độ dài từ 25 tới 35 cm, toàn thân đen bóng và có hai hàng chân tới hàng trăm chiếc xếp lần lượt phía dưới. Do đặc điểm chân ngắn và nhiều, nên loài rết này di chuyển khá chậm chạp. Trên đầu của rết Nam Phi có 2 râu làm nhiệm vụ định hướng. Mặc dù rết Nam Phi là loài vật có độc, nhưng chắc chủ nuôi vẫn chấp nhận rủi ro để sở hữu 1 con rết “khủng” trong nhà. Nó sẽ khiến bất kỳ vị khách nào cũng phải hoảng hốt khi nhìn thấy, nói gì đến chuyện vuốt ve nó như chủ nuôi cơ chứ.
Trong tự nhiên, rết Nam Phi rất háu ăn, thức ăn của chúng có thể là những con thằn lằn nhỏ, loài gặm nhấm. Một số thì ẩn cư trong các hang dơi và bắt dơi làm mồi, hoặc bất thình lình tấn công các tổ chim. Chúng thường sủ dụng nọc độc để “hạ” những con mồi lớn cơ và chỉ dùng sức mạnh để siết chặt con mồi nhỏ đến khi chúng tắc thở.
Khi trở thành thú cưng, rết Nam Phi chủ yếu được cho ăn châu chấu, tuy nhiên loài này rất dễ bị bội thực nên chủ nuôi phải đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của loài “trăm chân” phàm ăn này. Nếu bị bội thực, một con rết Nam Phi có thể chết sau 1 tuần hay vài tuần sau đó khi thức ăn trương lên.
Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, chỉ nên cho rết ăn 2 lần mỗi tuần.
Cận cảnh những chú rết Nam Phi nè.
Đối với một số người, thú cưng là những chú cún, mèo hay lợn chỉ là những loài vật "tầm thường", nên họ săn lùng những vật ngoại lai hay kỳ lạ để tạo nên cá tính cho riêng mình - Rết Nam Phi là một trong những lựa chọn hàng đầu cho thú chơi quái đản này.
Những con rết Nam Phi trưởng thành có độ dài từ 25 tới 35 cm, toàn thân đen bóng và có hai hàng chân tới hàng trăm chiếc xếp lần lượt phía dưới. Do đặc điểm chân ngắn và nhiều, nên loài rết này di chuyển khá chậm chạp. Trên đầu của rết Nam Phi có 2 râu làm nhiệm vụ định hướng. Mặc dù rết Nam Phi là loài vật có độc, nhưng chắc chủ nuôi vẫn chấp nhận rủi ro để sở hữu 1 con rết “khủng” trong nhà. Nó sẽ khiến bất kỳ vị khách nào cũng phải hoảng hốt khi nhìn thấy, nói gì đến chuyện vuốt ve nó như chủ nuôi cơ chứ.
Trong tự nhiên, rết Nam Phi rất háu ăn, thức ăn của chúng có thể là những con thằn lằn nhỏ, loài gặm nhấm. Một số thì ẩn cư trong các hang dơi và bắt dơi làm mồi, hoặc bất thình lình tấn công các tổ chim. Chúng thường sủ dụng nọc độc để “hạ” những con mồi lớn cơ và chỉ dùng sức mạnh để siết chặt con mồi nhỏ đến khi chúng tắc thở.
Khi trở thành thú cưng, rết Nam Phi chủ yếu được cho ăn châu chấu, tuy nhiên loài này rất dễ bị bội thực nên chủ nuôi phải đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn của loài “trăm chân” phàm ăn này. Nếu bị bội thực, một con rết Nam Phi có thể chết sau 1 tuần hay vài tuần sau đó khi thức ăn trương lên.
Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, chỉ nên cho rết ăn 2 lần mỗi tuần.
Cận cảnh những chú rết Nam Phi nè.