Gần đây, dư luận rộ lên vấn đề công chức nước nhà xao lãng công việc và bà con than phiền ầm ĩ. Nhưng thực ra, theo chúng tôi tìm hiểu, công chức trên thế giới cũng thế, chỉ có điều tinh vi hơn. Dưới đây, chúng tôi tiết lộ các phương pháp mà nhân viên nhiều quốc gia ăn trộm giờ công.
Mỹ: Lúc có việc tìm đến cơ quan Mỹ, bạn sẽ được tiếp đón rất ân cần và nhanh chóng. Nhân viên hỏi han bạn tỉ mỉ, chu đáo rồi chuyển bạn sang bộ phận khác. Tại đó, bạn cũng được hỏi han tỉ mỉ, chu đáo rồi chuyển sang bộ phận khác nữa. Cứ thế cả ngày bạn được ân cần tiếp đón nhưng mãi vẫn chưa xong phần hỏi han. Tuy vậy, bạn ra về sung sướng vì thấy mình được quan tâm.
Minh họa: DAD
Pháp: Công chức Pháp cực kỳ lịch lãm và đòi hỏi người khác cũng thế. Các cơ quan hành chính đều treo la liệt gương trước cửa. Trước khi trình bày một vấn đề gì, ai cũng phải tự soi gương và chấn chỉnh quần áo, đầu tóc. Rốt cuộc, trong tám tiếng làm việc, nhân viên tốn hai tiếng cho tác phong bên ngoài.
Anh: Trái với vẻ phớt tỉnh đồn đại, công chức Anh vô cùng nồng nhiệt. Mọi người dân tới trụ sở giao dịch đều được công chức lao tới bắt tay. Từ chú bảo vệ cho tới ngài giám đốc, ai cũng bắt tay ta, siết chặt rồi lắc mạnh. Cuối ngày, cộng thời gian bắt tay khách và bắt tay nhau, toi đi chừng hai, ba tiếng.
Ý: Nhân viên Ý còn thân thiết gấp trăm lần nhân viên Anh. Họ không bắt tay mà ôm hôn. Nếu bạn lần đầu tiên tới nước Ý, bạn sẽ tưởng toàn thể các cơ quan hành chính là bồ bịch vì ai gặp ai cũng hét lên, lao tới, ôm chặt và quay vài vòng. Ôm từ ngoài cửa tới văn phòng, ôm từ công ty nọ sang công ty kia, chỉ ôm thôi cũng đủ hết thì giờ.
Đức: Người Đức nổi tiếng vô cùng kỷ luật và nghiêm túc. Đến một cơ quan hành chính, bạn sẽ được phát một bản luật lệ. Chỉ khi nào học thuộc luật lệ, bạn mới được tiếp đón, mà nhiều văn bản luật dài đến ba trang. Vì vậy, dân Đức gặp nhau không hỏi: “Khỏe không?” mà hỏi: “Hiểu luật không?”.
Tây Ban Nha: Mọi thủ tục ở Tây Ban Nha đều giải quyết cực nhanh nếu bạn có giấy xác nhận vừa xem một trận đấu bò. Do đó khi có việc khẩn cấp, bà con phải vội vã xem đấu bò rồi vội vã tới cơ quan. Mất năm phút ở cơ quan nhưng mất năm tiếng trên sân đấu, thế mới kỳ lạ.
Nhật Bản: Tại Nhật, mọi thứ đều giải quyết rất nhanh nhưng mọi thứ lại vô cùng chi tiết. Ví dụ như bạn đến khai mất xe hơi, bạn sẽ chỉ mất một phút để tả nhãn hiệu xe ở một bàn, sau đó sang bàn khác mất một phút thông báo màu xe, tiếp đến bàn nữa mất một phút miêu tả giá xe. Cứ thế qua ba trăm bàn, chiếc xe bị mất của bạn được ghi nhận tới từng chi tiết, tuy nhiên bạn đã mất ba trăm phút.
Thụy Điển: Ở Thụy Điển có một luật lệ rất hay là mọi vấn đề phải được trình bày bằng tiếng Thụy Điển. Mà tiếng ấy vô cùng phức tạp. Nếu bạn là khách ngoại quốc, dù chỉ mua một que kem bạn cũng phải nói với người bán bằng tiếng Thụy Điển. Hậu quả là bạn học suốt ngày khi tới bất cứ đâu. Nếu một cảnh sát Thụy Điển hỏi: “Anh không phải tội phạm chứ?”, bạn trả lời: “OK” là bị bắt ngay vì nói câu gì không phải ngôn ngữ Thụy Điển là phạm luật.
Thụy Sĩ: Giờ làm việc của nhân viên Thụy Sĩ được tính bằng đồng hồ Thụy Sĩ vô cùng chính xác. Ví dụ như bạn được hẹn trả hồ sơ lúc tám giờ, bạn không được đến lúc tám giờ kém một giây và nếu đến khi tám giờ hơn một giây bạn bị hẹn hôm sau. Thành ra tuy nghiêm túc mà bạn suốt đời bị lỡ công việc.
Theo Thanhnien online
Mỹ: Lúc có việc tìm đến cơ quan Mỹ, bạn sẽ được tiếp đón rất ân cần và nhanh chóng. Nhân viên hỏi han bạn tỉ mỉ, chu đáo rồi chuyển bạn sang bộ phận khác. Tại đó, bạn cũng được hỏi han tỉ mỉ, chu đáo rồi chuyển sang bộ phận khác nữa. Cứ thế cả ngày bạn được ân cần tiếp đón nhưng mãi vẫn chưa xong phần hỏi han. Tuy vậy, bạn ra về sung sướng vì thấy mình được quan tâm.
Minh họa: DAD
Pháp: Công chức Pháp cực kỳ lịch lãm và đòi hỏi người khác cũng thế. Các cơ quan hành chính đều treo la liệt gương trước cửa. Trước khi trình bày một vấn đề gì, ai cũng phải tự soi gương và chấn chỉnh quần áo, đầu tóc. Rốt cuộc, trong tám tiếng làm việc, nhân viên tốn hai tiếng cho tác phong bên ngoài.
Anh: Trái với vẻ phớt tỉnh đồn đại, công chức Anh vô cùng nồng nhiệt. Mọi người dân tới trụ sở giao dịch đều được công chức lao tới bắt tay. Từ chú bảo vệ cho tới ngài giám đốc, ai cũng bắt tay ta, siết chặt rồi lắc mạnh. Cuối ngày, cộng thời gian bắt tay khách và bắt tay nhau, toi đi chừng hai, ba tiếng.
Ý: Nhân viên Ý còn thân thiết gấp trăm lần nhân viên Anh. Họ không bắt tay mà ôm hôn. Nếu bạn lần đầu tiên tới nước Ý, bạn sẽ tưởng toàn thể các cơ quan hành chính là bồ bịch vì ai gặp ai cũng hét lên, lao tới, ôm chặt và quay vài vòng. Ôm từ ngoài cửa tới văn phòng, ôm từ công ty nọ sang công ty kia, chỉ ôm thôi cũng đủ hết thì giờ.
Đức: Người Đức nổi tiếng vô cùng kỷ luật và nghiêm túc. Đến một cơ quan hành chính, bạn sẽ được phát một bản luật lệ. Chỉ khi nào học thuộc luật lệ, bạn mới được tiếp đón, mà nhiều văn bản luật dài đến ba trang. Vì vậy, dân Đức gặp nhau không hỏi: “Khỏe không?” mà hỏi: “Hiểu luật không?”.
Tây Ban Nha: Mọi thủ tục ở Tây Ban Nha đều giải quyết cực nhanh nếu bạn có giấy xác nhận vừa xem một trận đấu bò. Do đó khi có việc khẩn cấp, bà con phải vội vã xem đấu bò rồi vội vã tới cơ quan. Mất năm phút ở cơ quan nhưng mất năm tiếng trên sân đấu, thế mới kỳ lạ.
Nhật Bản: Tại Nhật, mọi thứ đều giải quyết rất nhanh nhưng mọi thứ lại vô cùng chi tiết. Ví dụ như bạn đến khai mất xe hơi, bạn sẽ chỉ mất một phút để tả nhãn hiệu xe ở một bàn, sau đó sang bàn khác mất một phút thông báo màu xe, tiếp đến bàn nữa mất một phút miêu tả giá xe. Cứ thế qua ba trăm bàn, chiếc xe bị mất của bạn được ghi nhận tới từng chi tiết, tuy nhiên bạn đã mất ba trăm phút.
Thụy Điển: Ở Thụy Điển có một luật lệ rất hay là mọi vấn đề phải được trình bày bằng tiếng Thụy Điển. Mà tiếng ấy vô cùng phức tạp. Nếu bạn là khách ngoại quốc, dù chỉ mua một que kem bạn cũng phải nói với người bán bằng tiếng Thụy Điển. Hậu quả là bạn học suốt ngày khi tới bất cứ đâu. Nếu một cảnh sát Thụy Điển hỏi: “Anh không phải tội phạm chứ?”, bạn trả lời: “OK” là bị bắt ngay vì nói câu gì không phải ngôn ngữ Thụy Điển là phạm luật.
Thụy Sĩ: Giờ làm việc của nhân viên Thụy Sĩ được tính bằng đồng hồ Thụy Sĩ vô cùng chính xác. Ví dụ như bạn được hẹn trả hồ sơ lúc tám giờ, bạn không được đến lúc tám giờ kém một giây và nếu đến khi tám giờ hơn một giây bạn bị hẹn hôm sau. Thành ra tuy nghiêm túc mà bạn suốt đời bị lỡ công việc.
Theo Thanhnien online